Bệnh viện y học cổ truyền trung ương: Địa chỉ + Chuyên khoa + Bảng giá
Bài viết dưới đây xin cung cấp thông tin chung về Viện y học cổ truyền Trung Ương. Địa chỉ, giờ làm việc, quy trình thăm khám. Viện y học cổ truyền có khoa sản không. Khoa da liễu bệnh viện y học cổ truyền trung ương....
Nếu bạn đang có ý định thăm khám tại Viện y học cổ truyền Trung Ương. Đừng bảo qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung về viện y học cổ truyền Trung ương
Viện Y học cổ truyền Trung ương được thành lập vào năm 1957 với tên gọi là Viện nghiên cứu Đông y.
Đến năm 2003, viện đổi tên thành bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và được giữ cho đến nay. Đây là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền và là Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam.
Viện có 630 giường bệnh và 34 khoa phòng. Trung tâm được chia thành 4 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm và khối các phòng ban chức năng.
Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Với hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương luôn thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ:
- Khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng cho mọi đối tượng ở tuyến cao nhất bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
- Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền trong và ngoài nước.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, xây dựng phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại.
- Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòng chống dịch bệnh.
- Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế về Y học cổ truyền, khai thác nguồn viện trợ đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị lớp học quốc tế về Y học cổ truyền.
Xem thêm: [Bệnh viện mắt trung ương] Kinh nghiệm đi khám + bảng giá mổ mắt
Các chuyên khoa của Viện Y học cổ truyền Trung Ương
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện tuyến cao nhất về Y học cổ truyền tại miền Bắc. Có nhiệm vụ khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
Ngay từ khi mới thành lập, viện đã được Bộ Y Tế giao trọng trách là kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền của dân tộc. Đồng thời kết hợp với y học hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho người dân.
Hiện viện đang có các chuyên khoa sau:
- Cơ xương khớp: Viêm khớp, Gút, thoái hóa khớp, bệnh lý phần mềm quanh khớp, thấp khớp, hội chứng vai gáy, loãng xương.
- Cột sống: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, lệch đĩa đệm.
- Thần kinh: Đau đầu, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh số 5, liệt, rối loạn vận động, run chân tay, vận động khó khăn, mất ngủ, tai biến mạch máu não.
- Tiêu hóa - Gan mật: Đau dạ dày - đại tràng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
- Tai Mũi Họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm đau họng, viêm họng mạn tính.
- Da liễu: Viêm da, viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, sùi mào gà, viêm niệu đạo mãn.
- Tiết niệu - sinh dục: Sỏi tiết niệu, di tinh, viêm bang quang cấp và mạn tính, bệnh sản phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiền mãn kinh, rong kinh, rong huyết, xảy thai liên tiếp, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tuyến vú.
- Các bệnh thường gặp ở trẻ em: Suy dinh dưỡng, viêm phế quản, đái dầm, di chứng của bệnh lý hệ thần kinh như viêm não…
- Tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, suy giãn tĩnh mạch...
Ngoài ra, Viện còn thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị bệnh, đã và đang mang lại hiệu quả cao:
- Phẫu thuật thắt trĩ, cắt trĩ
- Phẫu thuật sỏi tiết niệu, u phì đại lành tính tiền liệt tuyến
- Phẫu thuật các vấn đề thuộc Nam khoa
- Phẫu thuật gan mật
- Phẫu thuật dạ dày, đại tràng
- Phẫu thuật nội soi khớp gối, nội soi chẩn đoán, nội soi tái tạo dây chằng...
Bên cạnh đó, viện còn bào chế và sản xuất ra các loại thuốc Đông y có tác dụng là chữa bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe.
Viện y học cổ truyền Trung ương đã nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong bào chế thuốc. Cải tiến và đổi mới quy trình sản xuất thuốc nhằm phát triển sản xuất. Nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo tính an tòan và hiệu quả của thuốc Y học cổ truyền.
Hiện nay, Viện Y học cổ truyền Trung ương còn cung cấp dịch vụ sắc thuốc sẵn. Với trường hợp phải uống thuốc đông y, người bệnh có thể đến lấy thuốc sắc sẵn theo đơn của bác sĩ và theo lịch hẹn.
Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện
Bác sĩ tại bệnh viện là Phó giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc ưu tú. Vì thế, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi đến thăm khám và điều trị bệnh tại đây. Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện cần phải kể đến như:
- TTƯT. PGS. TS Vũ Nam – Giám đốc bệnh viện.
- TTƯT. PGS. TS Nguyễn Bội Hương -Phó Giám đốc bệnh viện, Nguyên phó khoa Nội nhi, Nguyên Trưởng phòng chỉ đạo tuyến.
- TTƯT. TS Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc bệnh viện.
- TTƯT. Bác sĩ Chuyên khoa I Trương Thị Xuân Hòa – Phó Giám đốc bệnh viện, Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II, Trưởng khoa Lão, Nguyên Trưởng khoa Nội.
- Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Thị Hoài An- Nguyên Trưởng khoa Phụ, Bác sĩ Phụ trách khoa Phụ.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Mạnh Cường-Trưởng khoa Ngoại, Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao.
- Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Sơn- Trưởng khoa Da liễu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Y học giới tính Việt Nam.
- Bác sĩ Trần Thị Phương Linh – Phó Lão khoa.
- Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Việt Bình- Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Khám bệnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền.
- Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thăng Đức – Phó khoa Ngoại.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Hà Mạnh Cường – Phó khoa Ngoại.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Bình – Phó khoa Ngoại.
- Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa – Phó khoa Da liễu
- Bác sĩ Chuyên khoa II Ngô Thị Lan Phương – Trưởng khoa Nội Nhi.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Hữu Minh – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Phương Thảo – Phó khoa Khám bệnh.
- Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Văn Khích- Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Nguyên trưởng khoa Thận nhân tạo.
- Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Tám – Phó trưởng khoa Thận nhân tạo.
- Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Phí Thị Thái Hà- Trưởng khoa Kiểm soát và Điều trị Ung bướu, Nguyên Trưởng khoa Đa khoa ngũ quan.
- Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Hoài Thu – Phó trưởng khoa Đa khoa ngũ quan.
- Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Văn Sỹ – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu.
- Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Lan – Phó khoa Châm cứu dưỡng sinh.
- Bác sĩ Trần Quốc Hiếu- Nguyên Phó khoa Châm cứu dưỡng sinh, Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Châm cứu dưỡng sinh.
- Bác sĩ Đặng Quốc Bình – Phó khoa Xét nghiệm.
- Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Dương Trọng Châu- Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Nội Y học cổ truyền, Ủy viên thường vụ Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Thạc sĩ, Dược sĩ Trần Phi Hùng – Trưởng khoa Dược.
- Dược sĩ Bùi Minh Hà – Phó khoa Dược.
- Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Quang Vinh – Phó khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu.
Cơ sở vật chất
Để đáp ứng được nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Hầu hết các chuyên khoa tại bệnh viện đều được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như:
- Máy CT scanner
- Hệ thống chụp X-quang kỹ thuật số
- Máy siêu âm trắng đen
- Máy siêu âm màu 4D có màng hình LCD
- Hệ thống nội soi tai mũi họng
- Hệ thống nội soi dạ dày
- Máy xét nghiệm huyết học
- Máy xét nghiệm và phân tích nước tiểu….
Xem thêm: [Đánh giá] Bệnh viện Tai Mũi Họng - Quận Đống Đa Hà Nội
Quy trình thăm khám và điều trị tại viện y học cổ truyền Trung ương
Hiệ bệnh viện đang triển khai thăm khám theo hình thức có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Mỗi hình thức có quy trình thăm khám bệnh khác nhau. Cụ thể:
Quy trình Khám có thẻ BHYT
- Bước 1: Bệnh nhân đến viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón
- Bước 2: Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND và giấy tờ tùy thân (đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến) để nhân viên y tế có thể làm thủ tục khám chữa bệnh. Đối với bệnh nhi, phụ huynh cần xuất trình giấy khai sinh và hộ khẩu (nếu có yêu cầu).
- Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự.
- Bước 4: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt
- Bước 5: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
Đóng chi phí chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có). Đồng thời nhận số thứ tự lãnh thuốc
Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Bước 6: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân thực hiện đóng dấu cận lâm sàng tại quầy thu phí để xác nhận
Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
Nhận kết quả cận lâm sàng
Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét kết quả và tiến hành chẩn đoán bệnh lý.
- Bước 7: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
- Bước 8: Đóng tiền chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc
- Bước 9: Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Quy trình Khám không thẻ BHYT
- Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón
- Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự
- Bước 3: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt
- Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
Đóng chi phí và lãnh thuốc tại quầy dược theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân đến quầy thu phí, đóng chi phí cận lâm sàng
Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
Nhận kết quả cận lâm sàng
Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét kết quả và chẩn đoán bệnh lý.
- Bước 6: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
- Bước 7: Đóng tiền và nhận thuốc tại quầy dược theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Ngoài ra bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn cung cấp dịch vụ đặt lịch khám trực tiếp ngay trên trang web bệnh viện. Như vậy giúp bệnh nhân tiết kiệm được một khoảng thời gian chờ đợi lấy số và quá trình thăm khám cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Bảng giá tại Viện y học cổ truyền Trung ương
Các bạn có thể tham khảo bảng thăm khám bệnh tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương để chuẩn bị chi phí cho mình
- Khám bệnh: 38,700 VNĐ
- Bơm rửa phế quản: 1,461,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo không xâm nhập [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo CPAP qua van Boussignac [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo không xâm nhập phương thức CPAP [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo không xâm nhập phương thức BiPAP [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức VCV [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức PCV [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức A/C (VCV) [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức SIMV [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức PSV [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức CPAP [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức APRV [giờ theo thực tế]: 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo kiểu áp lực thể tích với đích thể tích (VCV+ hay MMV+Assure): 559,000 VNĐ
- Thông khí nhân tạo trong khi vận chuyển: 559,000 VNĐ
- Điều trị bằng oxy cao áp: 233,000 VNĐ
- Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản: 479,000 VNĐ
- Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang: 90,100 VNĐ
- Thông bàng quang: 90,100 VNĐ
- Rửa bàng quang lấy máu cục: 198,000 VNĐ
- Đặt catheter lọc máu cấp cứu: 568,000 VNĐ
- Lọc máu cấp cứu (ở người chưa có mở thông động tĩnh mạch): 1,541,000 VNĐ
- Thận nhân tạo cấp cứu: 1,541,000 VNĐ
- Thận nhân tạo thường qui: 556,000 VNĐ
- Soi đáy mắt cấp cứu: 52,500 VNĐ
- Chọc dịch tuỷ sống: 107,000 VNĐ
- Đặt ống thông dạ dày: 90,100 VNĐ
- Rửa dạ dày cấp cứu: 119,000 VNĐ
- Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín: 589,000 VNĐ
- Thụt tháo: 82,100 VNĐ
- Thụt giữ: 82,100 VNĐ
- Đặt ống thông hậu môn: 82,100 VNĐ
- Nội soi dạ dày thực quản cấp cứu chẩn đoán và cầm máu: 728,000 VNĐ
- Siêu âm ổ bụng tại giường cấp cứu : 43,900 VNĐ
- Chọc dò ổ bụng cấp cứu: 137,000 VNĐ
- Chọc dẫn lưu ổ áp xe dưới siêu âm: 597,000 VNĐ
- Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần):134,000 VNĐ
- Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần): 179,000 VNĐ
- Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần): 240,000 VNĐ
- Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường (một lần): 15,200 VNĐ
Thời gian làm việc
Hiện tại, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đang tiếp nhận bệnh nhân thăm khám và điều trị với khung giờ cụ thể như sau:
- Thứ Hai – Thứ Sáu:
Buổi sáng: 07h00 – 11h30
Buổi chiều: 12h45 – 17h00
Thứ Bảy & Chủ Nhật: bệnh viện không làm việc
Lưu ý : bệnh viện không làm việc vào ngày cuối tuần nên các bạn có ý muốn đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Các bạn hãy tranh thủ sắp xếp thời gian, công việc để đến bệnh viện đúng như khung giờ đã nêu ở trên nhé.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại: 84 4 38263616
- Fax: 84 4 38229353
- Email: icc@nhtm.gov.vn
- Website: https://nhtm.gov.vn.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về Viện y học cổ truyền Trung ương, về địa chỉ, thời gian làm việc, quy trình khám chữa bệnh. Hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người khi lựa chọn khám và điều trị bệnh tại bệnh viện.