[Bệnh viện K] Quy trình khám bệnh + Bảng giá dịch vụ

July 2, 2020
Cơ sở y tế

Bệnh viện K là một trong số những cơ sở y tế chuyên khoa về ung bướu nổi tiếng khu vực phía Bắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về bệnh viện K, địa chỉ, thời gian làm việc, bác sĩ giỏi ở bệnh viện K, hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh,… Các bạn có thể tham khảo để quá trình đi khám bệnh được thuận lợi nhất.

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 126.000 ca mắc ung thư. Và có khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Căn bệnh ung thư đã trở thành một trong những thách thức của y học hiện đại trên toàn thế giới.

Trong số đó, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư trực tràng... là những bệnh ung thư phổ biến nhất. Chính vì thế, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư tại bệnh viện K đang ngày một tăng cao.

Bệnh viện K là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành. Chuyên tiếp nhận khám, điều trị và tuyên truyền phòng chống ung thư của cả nước.

Giới thiệu về bệnh viện K – Hình thành và phát triển

Tiền thân của bệnh viện K là khoa Ung thư của Bệnh viện Việt – Đức. Được xây dựng trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương. Và là một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực.

Ngày nay, bệnh viện K đã trở thành địa chỉ khám và điều trị các bệnh ung thư uy tín ở khu vực phía Bắc. Đảm nhiệm các nhiệm vụ như:

  • Khám, chữa, tầm soát các bệnh về ung bướu
  • Tư vấn cho Bộ Y tế trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách về phòng chống bệnh ung thư
  • Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phòng chống ung thư
  • Đào tạo cán bộ y tế
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân về nghiên cứu bệnh ung thư;

Trong quá trình phát triển, bệnh viện không ngừng cải thiện chuyên môn, triển khai các kĩ thuật mới, chuyên sâu phục vụ cho khám chữa bệnh. Hướng đến phát triển chuỗi hệ thống bệnh viện chuyên ngành ung bướu.

Đến nay, Bệnh viện K đã và đang trở thành một trong những trung tâm y tế lớn nhất tại nước ta. Gồm 3 cơ sở khang trang, sạch đẹp được trang bị máy móc, phương tiện hiện đại hàng đầu và đội ngũ y bác sĩ giỏi.  Trong đó, Bệnh viện K3, hay còn gọi là Bệnh viện K Tân Triều là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Giúp giảm tải cho các cơ sở trên. Và được trang bị nhiều máy móc, hiện đại ứng dụng để điều trị ung thư bướu tại bệnh viện.

Xem thêm: Chia sẻ 7 thông tin về bệnh viện Nội tiết người bệnh cần nắm rõ

Bệnh viện K ở đâu?

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, bệnh viện K đã phát triển thành 3 cơ sở khang trang, sạch sẽ. Với nhiều trang thiết bị hiện đại, sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.

  • CS1 (Bệnh viện K1 Phan Chu Trinh): Số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trước đây Bệnh viện K1 có địa chỉ ở 43 Quán sứ, nhưng từ đầu năm 2020, các Khoa khám đã chuyển sang địa điểm mới Phan Chu Trinh)
  • CS2 (Bệnh viện K2 Tam Hiệp): Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • CS (Bệnh viện K3 Tân Triều): cơ sở Tân Triều, số 30 đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc

Thời gian khám chữa bệnh tại Bệnh viện K Trung ương được quy định cụ thể như sau:

  • Cơ sở 1 : Phan Chu Trinh

Phòng khám 101 – 102 – 103: Khám từ 6 – 17 giờ

Phòng khám 108 – 112: Khám từ 7 – 17 giờ

  • Cơ sở 3 Tân Triều

Đón bệnh nhân: từ 5 giờ 45

Khám bệnh: từ 6 giờ – 17 giờ

Khám GS – PGS: từ 7 giờ

Khám bệnh cho bệnh nhân đăng ký trực tuyến: từ 7 giờ

Lưu ý: Với mục đích tăng hiệu suất khám chữa bệnh, giảm tải giờ cao điểm. Nên khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân khám từ 5h45. Do đó, người bệnh có thể tranh thủ đi khám sớm để không phải chờ lâu.

Các khoa khám bệnh – bệnh viện K

Bệnh viện K Trung ương là bệnh viện đầu ngành về ung bướu. Chuyên tiếp nhận các bệnh nhân từ các tuyến bệnh viện Trung ương, các bệnh viện tuyến địa phương, để điều trị. Các chuyên khoa như:

  • Tiêu hóa
  • Vú - Phụ khoa
  • Gan mật
  • Đầu mặt cổ
  • Tai mũi họng
  • Lồng ngực
  • Khám Nhi
  • Tiết niệu...

Khi nào nên đi khám ở bệnh viện K?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nếu bạn phát hiện ra mình có những dấu hiệu dưới đây. Hãy chủ động đi khám tại bệnh viện K càng sớm càng tốt:

  • Vết loét lâu liền;
  • Ho dai dẳng, tức ngực điều trị không đỡ,
  • Chậm tiêu, khó nuốt;
  • Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu;
  • U ở vú hay ở trên cơ thể;
  • Hạch to lên không bình thường;
  • Chảy máu, chảy dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh;
  • Ù tai, nhìn lệch;
  • Gầy sút, thiếu máu không giải thích được...

Một số bác sĩ giỏi ở bệnh viện K

Bệnh viện K là nơi làm việc của nhiều bác sĩ giỏi, bác sĩ hàng đầu về ung bướu. Một số bác sĩ như:

  • TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc bệnh viện, Viện trưởng Viện ung thư quốc gia
  • BS Nguyễn Tiến Quang - Phó Giám đốc chuyên môn, Phụ trách cơ sở Quán sứ, Trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Quán sứ
  • BS Phạm Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot - Bệnh viện K
  • TS Trần Thị Thanh Hương - Phó viện trưởng Viện ung thư quốc gia
  • BSCKII Nguyễn Duy Cường - Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp Quán Sứ
  • TS Ngô Thanh Tùng - Giám đốc trung tâm xạ trị quốc gia, Trưởng khoa xạ đầu cổ
  • BSCKI Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Trưởng khoa khám bệnh - Bệnh viện K
  • BS Thái Nguyên Hưng - Phó Trưởng khoa Ngoại bụng II - Bệnh viện K Tân Triều
  • BS Lê Thanh Đức - Trưởng khoa nội 5 (điều trị ung thư vú, phụ khoa)...

Khám dịch vụ ở bệnh viện K (khám theo yêu cầu)

Do lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện K trung ương rất đông. Vì thế khu khám ở Bệnh viện K1 và K3, người bệnh phải chờ đợi lâu. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bệnh viện K đã triển khai khoa khám dịch vụ (khám theo yêu cầu), với lịch khám bệnh từ: Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần, khám từ 7h30 - 17h00.

Lưu ý: Khoa khám bệnh tự nguyện tại mỗi cơ sở chỉ tiếp đón 400 - 500 lượt bệnh nhân đến khám mỗi ngày.

Ưu điểm của dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện K

  • Triển khai tốt quy trình khám chữa bệnh một chiều, một cửa theo hệ thống phần mềm.
  • Giải quyết được cơ bản giảm thời gian chờ đợi của người bệnh đến khám và nâng cao chất lượng khám bệnh.
  • Thời gian khám bệnh, tư vấn cho người bệnh kéo dài hơn.
  • Tiến hành hội chẩn với các chuyên khoa sâu nếu cần. Nhằm đảm bảo cho người bệnh đến khám được điều trị đúng bệnh. Bên cạnh đó, nếu người bệnh có nhu cầu, còn có thể đăng ký thêm một số dịch vụ đi kèm như:
  • Triển khai gói tầm soát ung thư
  • Đặt lịch khám theo khung giờ
  • Đặt lịch và chọn bác sĩ theo yêu cầu
  • Có nhân viên y tế đưa đến các phòng khám, xét nghiệm
  • Phòng phẫu thuật ngoại trú theo yêu cầu...

Xem thêm: Bệnh viện y học cổ truyền trung ương: Địa chỉ + Chuyên khoa + Bảng giá

Hướng dẫn quy trình khám bệnh của Bệnh viện K Hà Nội

Để việc thăm khám được thuận lợi nhất, với những người chưa từng đi khám tại bệnh viện K trung ương. Hãy tham khảo bài viết dưới đây, để việc khám chữa bệnh được suôn sẻ nhất. Đỡ mất nhiều thời gian đi hỏi lòng vòng.

  • Quy trình khám bệnh đối với bệnh nhân có Bảo hiểm Y tế

Bước 1: Đăng ký khám

  • Xuất trình:
  • Thẻ Bảo hiểm Y tế, giấy tờ tùy thân có dán ảnh
  • Giấy chuyển tuyến
  • Đối với bệnh nhân khám lại định kỳ:
  • Giấy hẹn tái khám
  • Thẻ ra viện
  • Nhận phiếu, số thứ tự khám theo chuyên khoa, phòng

Bước 2: Khám bệnh

  • Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên cửa phòng khám
  • Bác sĩ khám và đưa ra chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu thấy cần thiết)
  • Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
  • Nhận đơn thuốc (nếu có)
  • Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
  • Quay lại cửa đăng ký khám bệnh, nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế.

Bước 3: Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

  • Đóng dấu Bảo hiểm Y tế
  • Đóng dấu các phiếu chỉ định tại các cửa thu viện phí, nộp phí chênh lệch % Bảo hiểm Y tế (nếu có)
  • Nhân viên y tế hướng dẫn bạn đi làm xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)

Đi làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

  • Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng theo thông tin đã ghi trên phiếu
  • Sau khi làm các xét nghiệm, bạn chờ lấy kết quả theo giờ hẹn ghi trên phiếu
  • Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám, lấy số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sĩ khám kết luận.

Bước 4: Kết luận

  • Bác sĩ xem các xét nghiệm và đưa ra kết luận
  • Bạn nhận chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có)
  • Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
  • Quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế và thanh toán chi phí (nếu có)
  • Nếu có chỉ định nhập viện:
  • Bạn thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Nếu có đơn thuốc Bảo hiểm Y tế:
  • Bạn nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc Bảo hiểm Y tế
  • Chờ gọi tên nhận thuốc, kiểm tra thuốc trước khi ra về.
  • Quy trình khám tại bệnh viện L (đối với bệnh nhân không có BHYT)

Nếu không có thẻ Bảo hiểm Y tế, bạn sẽ thực hiện quy trình sau:

Bước 1: Đăng ký khám

  • Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhân viên y tế
  • Nộp phí khám bệnh
  • Nhận phiếu khám, số thứ tự theo chuyên khoa

Bước 2: Khám bệnh

  • Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử
  • Nhận chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng từ bác sĩ khám bệnh
  • Nếu không có xét nghiệm cận lâm sàng, bạn nhận đơn thuốc (nếu có)
  • Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.

Bước 3: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng

  • Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Bạn ra quầy thuốc nộp đơn thuốc, chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc, nhận thuốc ra về.
  • Nếu có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
  • Đóng phí làm các xét nghiệm tại cửa thu viện phí
  • Thực hiện các xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)
  • Bạn chờ lấy kết quả xét nghiệm theo giờ hẹn ghi trên phiếu
  • Khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn cầm kết quả quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám lấy số thứ tự vào phòng khám để bác sĩ đọc kết quả.

Bước 4: Kết luận

  • Sau khi xem các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có). Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
  • Nếu có chỉ định nhập viện, bạn làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Nếu có đơn thuốc, bạn ra quầy thuốc nộp đơn thuốc, chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc, nhận thuốc, ra về.

Bảng giá khám tại bệnh viện K

Các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện K đã được Sở y tế thông qua. Vì vậy, giá thành sẽ không quá đắt. Trong phần giới thiếu về chi phí khám ở viện K. Chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu về giá khám lâm sàng, khám chuyên khoa tại Bệnh viện K Trung ương để bệnh nhân tham khảo.

Giá khám tại Khoa khám bệnh (chờ đợi lâu): giá khám niêm yết tại đây là 39.000đ. Tuy nhiên, giá khám tại khoa Tai mũi họng sẽ cao hơn. Do phải nội soi tai mũi họng.

Khám theo yêu cầu có nhiều mức giá:

  • Khám với Giáo sư, Phó Giáo sư: 500.000đ/ lần khám
  • Khám Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II: 300.000đ/lần khám
  • Khám Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa : 200.000đ/ lần khám

Ngoài ra, nếu người bệnh mượn xe đẩy, cáng... để di chuyển phải tạm ứng tiền, sau khi trả đồ thì nhân viên bệnh viện sẽ trả lại tiền cọc.

Giá các gói tầm soát ung thư:

  • Ung thư vú: 2.500.000n đồng
  • Ung thư cổ tử cung & buồng trứng: 3.150.000 đồng
  • Ung thư gan: 2.100.000 đồng
  • Ung thư phổi: 2.500.000 đồng
  • Ung thư dạ dày:2.600.000
  • Ung thư đại trực tràng: 2.900.000
  • Ung thư vòm họng: 1.850.000
  • Ung thư tuyến giáp: 2.600.000
  • Ung thư tiền liệt tuyến: 1.800.000

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện K

Bệnh viện K1( Phan Chu Trinh) và bệnh viện K3 (Tân Triều) là 2 cơ sở lớn của bệnh viện K. Nếu muốn thăm khám chuyên khoa ung bướu, người bệnh nên đến 2 cơ sở này. Bệnh viện K2( Tựu Liệt) khá nhỏ. Và chỉ khám và điều trị ít diện bệnh.

Nếu bạn xác định khám thường, cần chủ động đến sớm để xếp hàng lấy số. Vì lượng bệnh nhân đến khám rất đông, Bệnh viện bắt đầu khám từ 7h30, nhưng lấy số từ đầu buổi sáng.

Khám dịch vụ (theo yêu cầu) có 3 mức giá khám như đã giới thiệu ở trên. Người bệnh được quyền chọn mức giá khám. Nhưng không được chọn đích danh bác sĩ.

Bệnh viện K3 Tân Triều là cơ sở y tế rộng và khang trang nhất. Vì vậy, lượng bệnh nhân điều trị nội trú cũng nhiều hơn các cơ sở khác.

Bệnh viện K1 ở trong trung tâm Thành phố. Nên không có nhiều chỗ gửi xe, đặc biệt là chỗ gửi xe ô tô. Người bệnh nên đi xe máy, xe ôm hoặc taxi để thuận tiện hơn.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp về bệnh viện K, quy trình khám bệnh, bảng giá dịch vụ, bác sĩ giỏi tại bệnh viện K. Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp ích được cho mọi người.

Vũ Thị Thanh Dung

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CK II Sản Phụ khoa. Bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Dakhoaquocte221 là website chia sẻ những kiến thức y tế và sức khỏe thường gặp.  Những thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện làm theo nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguồn bài viết được tham khảo từ healthvn247 , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam