[Chi tiết] 7 Bước quy trình thăm khám tại bệnh viện châm cứu trung ương

July 3, 2020
Cơ sở y tế

Bệnh viện Châm cứu Trung ương ở đâu? Lịch làm việc, quy trình khám bệnh. Bảng giá khám bệnh tại bệnh viện Châm cứu Trung ương… Sẽ là những nội dung sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Tại Hà Nội, bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện chuyên khoang hạng I về châm cứu ở Việt Nam. Mỗi ngày, bệnh viện đón tiếp hàng ngàn bệnh nhân ở Hà Nội cũng như ở khu vực phía bắc. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân còn bỡ ngỡ khi thăm khám tại đây.

Chính vì thế, nếu bạn đọc đang có ý định khám bệnh tại bệnh viện Châm cứu TW. Hãy bỏ túi những thông tin hữu ích và một số lưu ý trong bài viết sau.

Giới thiệu về bệnh viện Châm cứu Trung ương

Bệnh viện Châm cứu Trung ương tiền thân là Viện châm cứu và được đổi tên vào ngày 18/6/2003. Trước đó, Viện châm cứu được thành lập vào ngày 24/4 do Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt. Viện được tách ra từ khoa Châm cứu của viện Đông y. Đến năm 1988, bệnh viện được chuyển sang cơ sở tại phố Thái Thịnh và đi vào hoạt động cho đến nay.

Vào năm 2016, bệnh viện triển khai khám bệnh Đa khoa, tiếp nhận và điều trị theo bảo hiểm y tế. Tiếp nhận điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân ở tuyến trên bằng phương pháp không dùng thuốc.

Đến nay, bệnh viện Châm cứu Trung tổng cộng có 3 Giáo sư, phó Giáo sư; 10 Tiến sĩ; 28 Thạc sĩ, 18 bác sĩ CKI, 60 bác sĩ. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên y tế, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên…

Không chỉ là nơi khám chữa bệnh uy tín, bệnh viện Châm cứu Trung ương còn là nơi đạo tại  cán bộ viên chuyên ngành châm cứu. Trực tiếp tham gia giảng dạy là các chuyên gia đầu ngành, từng có thời gian học tập và nghiên cứu trong và ngoài nước.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương ở đâu?

Bệnh viện Châm cứu Trung ương ở đâu? Địa chỉ duy nhất của bệnh viện đó là 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Sau thời gian dài xây dựng và phát triển, đến nay bệnh viện đã có cơ sở vật chất hoàn chỉnh. Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyển môn, hợp tác quốc tế với 38 nước về lĩnh vực châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.

Không những thế, nơi đây còn là cơ sở thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, phát triển các phương pháp mới. Ngoài ra, còn xuất bản hàng nghìn đầu sách tham khảo, giảng dạy về châm cứu. Nhiều sách còn được sản xuất bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh hay Pháp, Nga.

Chính vì thế, bệnh viện Châm cứu TW được xem là địa chỉ có thể mạnh hàng đầu về châm cứu. Là nơi đào tạo, huấn luyện và cấp bằng châm cứu cho các Thạc sĩ nước ngoài.

Xem thêm: [ Bệnh viện phụ sản trung ương ] Quy trình thăm khám và Bảng giá chi phí

Lịch khám tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Trước khi đi khám, người bệnh cần tìm hiểu về lịch khám bệnh. Từ đó, dễ dàng sắp xếp công việc, thăm khám sớm để tránh chờ đợi lâu.

Theo đó, tại khu khám thường và khu khám chuyên gia, lịch làm việc của bệnh viện là từ thứ 2 – 6 với khung giờ như sau:

  • Sáng: 8h00 - 11h30;
  • Chiều: 13h30 - 17h00.

Bệnh viện Châm cứu TW không làm việc vào ngày cuối tuần, trừ trường hợp cấp cứu. Do đó, nếu có ý định khám bệnh tại bệnh viện Châm cứu TW, người bệnh nên tránh vào ngày cuối tuần.

Bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Châm  cứu Trung ương

Bệnh viện Châm cứu Trung ương hội tụ đôi ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Với phương châm “lương y như từ mẫu”, các bác sĩ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để mang đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.

Dưới đây là danh sách một số bác sĩ giỏi tại bệnh viện. Người bệnh có thể tham khảo để lựa chọn bác sĩ nếu khám dịch vụ.

Khoa Khám bệnh:

  • Bác sĩ, CKI Vũ Kim Dung: Trưởng khoa.

Khoa Nhi:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh: Trưởng khoa Nhi.
  • Bác sĩ Dương Văn Tâm: Phó Trưởng khoa Nhi.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Thanh Thúy.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Quốc Hợp.
  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Quốc Văn.
  • Bác sĩ Hoàng Thị Hải Yến.
  • Bác sĩ Lê Tuyết Xuân.
  • Bác sĩ Ngô Thị Thanh Hiền.
  • Bác sĩ Ngô Thị Vân Lanh.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà.
  • Bác sĩ Vũ Thị Vui.

Khoa Nội:

  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Bá Úy.
  • Bác sĩ, CKI Hoàng Thị Luyến.
  • Bác sĩ, CKI Phạm Thị Ninh.
  • Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng.
  • Bác sĩ Lê Việt Phương
  • Bác sĩ Phạm Thị Hồng Nhung.

Khoa Thăm dò chức năng:

  • Bác sĩ, CKI Dương Văn Dũng: Phó Trưởng khoa.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Thanh: Phó Trưởng khoa
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Thị Lan Thái.
  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Duy Khoa.
  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Thị Song Hoài.
  • Bác sĩ, CKI Phạm Văn Trung.
  • Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh.
  • Bác sĩ Dương Tuấn Dũng.
  • Bác sĩ Vũ Dũng Kiên.

Khoa Xét nghiệm:

  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Thị Thu Hà: Trưởng khoa.
  • Kỹ thuật viên Từ Thị Hoài Thu.

Khoa Ngoại Châm tê:

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Sơn: Trưởng khoa.

Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Văn Phong: Phó Trưởng khoa.

Bác sĩ, CKI Nguyễn Hữu Chương: Phó Trưởng khoa.

Bác sĩ Nguyễn Duy Luật.

Bác sĩ Nguyễn Viết Hải.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương.

Khoa Hồi sức cấp cứu:

  • Bác sĩ, CKI Trần Thị Xuân: Phó Trưởng khoa.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Khắc Ninh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh
  • Bác sĩ, CKI Phạm Thị Phương Anh.
  • Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa.
  • Bác sĩ Bùi Thị Ngọc.
  • Bác sĩ Bạch Thị Hương.

Khoa Dưỡng sinh – Xoa bóp bấm huyệt:

  • Bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng: Trưởng khoa.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Gia Qúy: Phó Trưởng khoa.
  • Bác sĩ Vũ Hải Nguyên.
  • Bác sĩ Nguyễn Kim Vỹ.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương.

Khoa Điều trị toàn diện:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hương Nga: Trưởng khoa.
  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Thị Phương Nga: Phó Trưởng khoa.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hải.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Việt Hùng.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Bá Phong.
  • Bác sĩ Vương Thị Ngọc Diên.

Khoa Điều trị ban ngày:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Hoàng Dũng: Trưởng khoa.
  • Bác sĩ, CKI Vũ Thị Kim Dung: Phó Trưởng khoa.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Thị Hoàng Tuyên
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyên Thị Kim Vinh.
  • Bác sĩ, CKI Trần Thị Phương Nga.
  • Bác sĩ Nguyễn Bích Thu.
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Chung.
  • Bác sĩ Vũ Thị Mai Hoa.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Bình: Trưởng khoa

Khoa Điều trị Quốc tế:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Phương Đông: Phó Trưởng khoa

Khoa Chẩn đoán hình ảnh:

  • Kỹ thuật viên Nguyễn Ngọc Cảnh

Khoa Châm cứu điều trị và chăm sóc cho trẻ tự kỷ, bại não:

  • Bác sĩ Vũ Thị Vui: Trưởng khoa
  • Bác sĩ, CKI Nguyễn Quốc Văn: Trưởng khoa

Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ cai nghiện:

  • Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng.
  • Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương có những khoa nào?

Như đã chia sẻ ở trên, đến năm 2016 bệnh viện Châm cứu Trung ương triển khai khám bệnh Đa khoa. Hiện nay, bệnh viện có 5 phòng chức năng, 10 khoa khối lâm sàng, 3 khoa cận lâm sàng và 6 trung tâm.

Cụ thể các khoa phòng như sau:

Khoa Lâm sàng

Khoa khám bệnh:

Khoa khám bệnh có chức năng, nhiệm vụ sau:

  • Khám bệnh cấp cứu;
  • Khám bệnh ngoại trú;
  • Khám sức khỏe định kì;
  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu;
  • Chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú.

Khoa Điều trị Toàn diện, điều trị:

  • Tai biến mạch máu não;
  • Liệt 2 chi dưới;
  • Di chứng viêm não;
  • Liệt VII ngoại biên;
  • Đau thần kinh toạ.
  • Câm điếc bẩm sinh;
  • Teo gai thị;
  • Bại não.

Khoa Nhi:

Điều trị các bệnh lý cho trẻ dưới 15 tuổi.

Khoa Điều trị ban ngày:

Điều trị và phục hồi các di chứng các bệnh lý thuộc chuyên khoa Thần kinh và cơ xương khớp.

Khoa Dưỡng sinh - Xoa bóp Bấm huyệt, điều trị:

  • Chứng đau Cơ xương khớp, Thần kinh, mạch máu.
  • Đau đầu, đau vai gáy, đau lưng, đau thần kinh toạ, các chứng liệt, yếu chi.
  • Đau do thoái hoá khớp, thoát vị cột sống, hội chứng cơ vai - tay, hội chứng thắt lưng hông.
  • Các chứng liệt trung ương và ngoại biên.
  • Phục hồi vận động cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ, chấn thương.

Khoa Ngoại châm tê:

Khoa ngoại châm tê là nơi nghiên cứu một số kỹ thuật nổi bật như cấy chỉ, châm giảm đau hay châm tê phẫu thuật.

Một số khoa lâm sàng khác phải kể đến như:

  • Khoa Nội trú người lớn;
  • Khoa Điều trị Quốc tế;
  • Khoa Ngũ quan Răng hàm mặt – tai mũi họng và mắt;
  • Khoa Hồi sức Cấp cứu.

Khoa cận lâm sàng

  • Khoa Thăm dò chức năng;
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Xét nghiệm;
  • Khoa Dược.

Các trung tâm trực thuộc bệnh viện

  • Trung tâm nghiên cứu châm cứu điều trị và hỗ trợ cai nghiện;
  • Trung tâm Xoa bóp Bấm huyệt Hương Sen;
  • Trung tâm ứng dụng Công nghệ Y Học mới.

Đặc biệt, phải kể đến trung tâm kỹ thuật cao Châm cứu Việt. Trung tâm có 12 đơn vị chuyên sâu về các nhóm bệnh như:

  • Đau cột sống;
  • Chữa và chăm sóc đặc biệt cho người liệt;
  • Điều trị cho trẻ Tự kỷ - Bại não;
  • Điều trị, chăm sóc đặc biệt cho trẻ liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ;
  • Điều trị bệnh lý liệt, dị ứng, tự kỷ, bại não, chứng đau bằng cấy chỉ;
  • Chữa trị rối loạn giấc ngủ, liệt nửa mặt, phòng ngừa điều trị Stress;
  • Điều trị nhược thị tuổi học đường.
  • Điều trị rối loạn mãn dục nam - nữ
  • Cai nghiện rượu...

Xem thêm: [Bệnh viện K] Quy trình khám bệnh + Bảng giá dịch vụ

Bệnh viện Châm cứu Trung ương khám chữa bệnh gì?

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết châm cứu được sử dụng để chữa bệnh gì.

Hiện nay, bệnh viện Châm cứu Trung ương đã áp dụng thành công phương pháp châm cứu trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Liệt nửa người do tai biến mạch máu não ở người lớn;
  • Liệt do di chứng viêm não ở trẻ em;
  • Liệt mặt;
  • Các loại liệt thần kinh;
  • Giảm hoặc mất thị lực;
  • Câm điếc thứ phát;
  • Phục hồi chức năng;
  • Điều trị chứng đau lưng, đau đầu, đau thần kinh tọa, đau do ung thư;
  • Hỗ trợ cai nghiện ma túy;
  • Điều trị trầm cảm;
  • Châm cứu chữa mất ngủ...
  • Thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, nơi đây còn tiến hành phẫu thuật bằng châm tê giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và hạn chế tác dụng phụ trong các loại phẫu thuật như:

  • Mổ bướu cổ;
  • Mổ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú;
  • Cắt dạ dày, cắt túi mật, sỏi mật, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi thận;
  • Tràn dịch màng tinh hoàn, u nang bao hoạt dịch;
  • Phẫu thuật gây xương đòn, xương cẳng tay...

Quy trình khám bệnh ở Bệnh viện Châm cứu TW

Bệnh viện Châm cứu TW có triển khai khám bệnh có BHYT và không có BHYT. Theo đó, quy trình thăm khám sẽ diễn ra như sau:

Quy trình khám bệnh có Bảo hiểm y tế

  • Người bệnh di chuyển đến quầy phát số để nhận số thứ tự.
  • Khi đến số thứ tứ, đến quầy tiếp đón tầng 1 nhà A để đăng ký khám. Đến đây người bệnh sẽ xuất trình BHYT và CMND.
  • Người bệnh di chuyển đến phòng khám có ghi trên phiếu, ngồi chờ đến lượt thì vào khám.
  • Khi đến lượt khám, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Ngoài ra, một số trường hợp khác bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.
  • Khi đã có kết quả xét nghiệm, người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ đọc kết qua và kê đơn thuốc.
  • Bệnh nhân quay về phòng tiếp đón để nhận thẻ BHYT và di chuyển đến quầy thuốc BYHT để nhận thuốc.

Đối với trường hợp không có Bảo hiểm y tế

  • Bệnh nhân di chuyển đến quầy phát số để lấy số thực tự.
  • Khi đế số thứ tự, đến quầy tiếp đón tầng 1 nhà A để đăng ký khám.
  • Tại tầng 1 nhà A, người bệnh đến phòng đóng viện phí để thanh toán chi phí khám bệnh.
  • Di chuyển đến phòng khám có ghi trên phiếu.
  • Khi đến lượt, người bệnh vào phòng khám bác sĩ để khám lâm sàng. Hoặc có thể chỉ định làm xét nghiệm để chẩn đoán.
  • Nếu được chẩn đoán làm xét nghiệm, người bệnh đóng tiền làm xét nghiệm, sau đó tiến hành thực hiện và chờ lấy kết quả.
  • Khi đã có kết quả, người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc.
  • Cuối cùng, người bệnh cầm đơn thuốc đến quầy thuốc ở tầng 1 nhà A để mua và lãnh thuốc.

Bảng giá tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện công lập nên giá ở đây được niêm yết theo quy định của Bộ Y tế. Do đó, người bệnh có thể yên tâm đến thăm khám tại đây.

Dưới đây là bảng giá một số dịch vụ tại bệnh viện, người bệnh có thể tham khảo. Tùy vào từng trường hợp mà chi phí có thể có sự chênh lệch không đáng kể.

Lưu ý: Bảng giá được áp dụng từ 12/10/2016.

Kinh nghiệm thăm khám tại bệnh viện Châm cứu Trung ương

Phần cuối bài viết là một số kinh nghiệm cho người bệnh nếu có ý định thăm khám tại bệnh viện Châm cứu Trung ương.

  • Người bệnh nên đi vào cổng Khoa khám bệnh, cách cổng chính khoảng 30m. Tại đây, bệnh nhân gửi xe máy và di chuyển vào khu đăng ký.
  • Bàn tiếp đón tại khoa khám khá nhỏ, nằm ở bên trái của lối đi. Người bệnh nên quan sát để làm làm thủ tục, tránh chờ đợi lâu.
  • Trong quá trình đi khám, người bệnh nên mang theo kết quả chụp X quang, xét nghiệm trong lần khám gần nhất. Bởi mặc dù nơi đây điều trị bằng y học cổ truyền nhưng vẫn sử dụng kết hợp y học hiện đại để chẩn đoán bệnh.
  • Điều trị bằng châm cứu cần nhiều thời gian hơn so với các phương pháp khác. Do đó, người bệnh cần sắp xếp thời gian và tinh thần để chữa trị hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về lịch làm việc, địa chỉ, quy trình làm việc và bảng giá tại bệnh viện Châm cứu Trung ương. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích giúp bạn đọc bỏ túi kinh nghiệm khám tại đây.

Vũ Thị Thanh Dung

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CK II Sản Phụ khoa. Bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Dakhoaquocte221 là website chia sẻ những kiến thức y tế và sức khỏe thường gặp.  Những thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện làm theo nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguồn bài viết được tham khảo từ healthvn247 , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam