[ Bệnh viện bạch mai ] Quy trình thăm khám và điều trị
Để giúp người bệnh thuận tiện hơn khi đi thăm khám và điều trị bệnh tai bệnh viện Bạch Mai. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của bệnh viện. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu về thời gian, quy trình, bảng giá thăm khám tại bạch mai. Trước hết chúng ta cần biết về lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện.
Bệnh viện Bạch Mai được thành lập vào năm 1911, ban sơ là Nhà thương Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm. Đến năm 1945, bệnh viện đổi thành Bệnh viện Bạch Mai. Đây là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.
Với trên 100 năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu cao quý như:
- Huân chương Độc lập hạng 3 lần thứ 2.
- Quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, Trường Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ;
- Khánh thành Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ;
- Khánh thành tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường;
- Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác.
Xem thêm: Bệnh viện nhi trung ương: Quy trình thăm khám + Bảng giá chi phí 2020
Tại sao nên khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện công lập lớn, uy tín và có tiếng trong cả nước. Lí do nhiều bệnh nhân lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh tại Bạch Mai là bởi:
- Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, lớn nhất ở miền Bắc.
- Bệnh viện được trang bị các trang thiết bị y tế tiên tiến phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị. Đến nay, bệnh viện đã không ngừng phát triển và áp dụng các kĩ thuật chuyên sâu vào điều trị như:
+ Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh lý mạch vành
+ Siêu âm trong lòng mạch (IVUS)
+ Siêu âm cản âm cơ tim
+ Chụp CT – Scanner tim mạch, mạch vành
+ Sửa thay van tim qua đường ống thông
+ Lọc máu ngắt quãng đào thải chất độc
- Bệnh viện Bạch Mai có đội ngũ các y – bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên chuyên môn. Đã từng công tác và làm việc tại các viện, trung tâm và các chuyên khoa khác nhau. Có thể kể đến như:
+ PGS.TS Đỗ Trung Quân - Nội tiết
+ PGS.TS Đào Hùng Hạnh
+ ThS.BS Phạm Hồng Minh - Thần kinh
+ GS.TS Lê Đức Hinh - Thần kinh
+ PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ - Tiêu hóa
+ GS.TS Nguyễn Khánh Trạch - Tiêu hóa
+ BS Cao cấp Nguyễn Thị Nga...
- Để đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám bệnh cho nhân dân, hiện nay bệnh viện Bạch Mai có 23 khoa lâm sàng, 3 khoa cận lâm sàng. Cụ thể:
Khoa lâm sàng:
+ Cấp cứu; Hồi sức tích cực; Gây mê hồi sức;
+ Thận nhân tạo; Thận – Tiết niệu;
+ Tiêu hóa;
+ Cơ xương khớp;
+ Ngoại Tổng hợp;
+ Nhi; Phụ sản;
+ Nội tiết – Đái tháo đường;
+ Thần Kinh; Phẫu thuật Thần kinh;
+ Tai mũi họng; Răng Hàm Mặt; Mắt;
+ Truyền nhiễm;
+ Chấn thương chỉnh hình và cột sống;
+ Huyết học truyền máu; Y học cổ truyền;
+ Da liễu;
+ Khoa Khám bệnh; Khám chữa bệnh theo yêu cầu
Khoa cận lâm sàng:
+ Hoá sinh
+ Vi sinh
+ Thăm dò chức năng
Với những thế mạnh nổi bật nêu trên, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc vì sao nên đến khám và điều trị bệnh tại bệnh viện Bạch Mai.
Lịch làm việc của bệnh viện Bạch Mai
Hiện bệnh viện Bạch Mai nhận thăm khám và điều trị bệnh với khung thời gian làm việc như sau:
- Khu khám thường:
Làm việc từ thứ 2- thứ 6 hàng tuần, sáng từ 6h30 – 12h; chiều từ 13h30 – 18h.
- Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu
Làm việc tất cả các ngày trong tuần bao gồm thứ 7, CN. Thời gian làm việc từ 6h30 – 12h và chiều từ 13h30 – 18h.
Lưu ý: Là bệnh viện lớn của cả nước nên bệnh viện Bạch Mai luôn trong tình trạng quá tải. Vì thế, nếu đến thăm khám và điều trị bệnh tại đây, các bạn nên đi thăm khám sớm, tránh phải chờ đợi lâu.
Xem thêm: Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương – Quy trình thăm khám, bảng giá chi phí
Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai hiện đang áp 2 dụng 2 loại hình khám chữa bệnh bao gồm khám bệnh thông thường và khám theo yêu cầu.
Trong đó, nếu bạn lựa chọn khám thông thường thì mức chi phí khá thấp. Hơn nữa, người bệnh còn được hỗ trợ nếu như có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, thăm khám ở khoa này khá lâu, vì phải xếp hàng chờ đợi, lấy phiếu khám.
Ngược lại, nếu khám bệnh theo yêu cầu có chi phí cao hơn, nhưng không phải chờ đợi, thời gian khám từ thứ 2 đến chủ nhật. Hơn nữa, người bệnh có thể lựa chọn bác sĩ để thăm khám.
Các bác sĩ ở khoa khám bệnh theo yêu cầu đều là các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao. Chính vì vậy, hiện nay có nhiều người lựa chọn loại hình dịch vụ này để chữa bệnh.
Về quy trình khám, hiện nay các 2 loại hình dịch vụ khám có sự khác biệt nhau như sau:
Khám bệnh theo yêu cầu
Bước 1:
Người bệnh xếp hàng, lấy số khám tại quầy lễ tân của bệnh viện. Tại đây, bệnh nhân điền thông tin cá nhân, diện bệnh thăm khám, bác sĩ thăm khám cho bản thân.
Bước 2
Cầm phiếu khám và đến phòng khám có ghi trên phiếu, chờ đợi đến lượt thì vào khám. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
Bước 3
Nếu người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp thì đến quầy tiếp đón để đóng phí.
Bước 4
Đến phòng siêu âm, xét nghiệm để thực hiện. Tùy vào từng loại hình xét nghiệm mà sẽ được trả kết quả ngay hoặc được hẹn ngày nhận kết quả.
Bước 5
Sau khi có kết quả xét nghiệm người bệnh quay lại phòng khám của bác sĩ để nghe kết luận. Nếu chỉ cần dùng thuốc, người bệnh nhận đơn thuốc và ra về. Nếu phải nhập viện, người bệnh quay lại quầy tiếp đón để làm thủ tục nhập viện.
Lưu ý:
Chi phí khám chữa bệnh, chi phí xét nghiệm khám theo yêu cầu người bệnh phải chi trả thoàn toàn mà không được hưởng bảo hiểm y tế. Người bệnh có thể đóng phí bằng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Thanh toán trực tiếp tại quầy tiếp đón.
- Cách 2: Thanh toán bằng thẻ trả trước. Cụ thể, người bệnh sẽ được cung cấp 1 thẻ ngân hàng. Sau đó bạn sẽ nộp khoảng 2 triệu đồng vào thẻ. Nếu người bệnh thăm khám tại phòng nào thì sẽ được trừ trực tiếp vào thẻ. Nếu mức chi phí vượt quá số tiền trong thẻ thì người bệnh cần nạp thêm tiền vào.
Quy trình khám BHYT
Quy trình khám bảo hiểm y tế tại bệnh viện Bạch Mai cũng tương tự như khám tại Khoa yêu cầu. Tuy nhiên, người bệnh không được chỉ định bác sĩ thăm khám, cũng như phải chờ đợi khá lâu.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau về thẻ bảo hiểm y tế:
- Nếu khám bảo hiểm y tế, người bệnh cần phải xuất trình thẻ khi đăng ký phiếu khám. Nếu thẻ không có ảnh, bắt buộc phải có giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân.
- Trẻ em dưới 6 tuổi phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu không có thẻ phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh. Nếu trẻ sinh ra phải điều trị ngay thì cán bộ y tế và người giám hộ sẽ ký xác nhận để làm giấy tờ thanh toán.
- Trường hợp đang chờ cấp thẻ, hoặc đổi thẻ thì khi đi thăm khám người bệnh cần xuất trình giấy hẹn của đơn vị bảo hiểm xã hội. Đồng thời, xuất trình các giấy tờ để chứng minh nhân thân của mình.
Chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Sau đây là bảng giá tham khảo chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
- Khám chuyên khoa tại Bệnh viện hạng đặc biệt: 38.700 vnđ
- Hội chẩn ca khó: 200.000 vnđ
- Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa- không kể xét nghiệm, X-quang: 160.000 vnđ
- Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ- không kể xét nghiệm, X-quang: 160.000đ vn
- Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động – không kể xét nghiệm, X-quang: 450.000 vnđ
Ngoài ra, nếu bạn đăng ký khám theo yêu cầu, mức phí khi yêu cầu bác sĩ khám sẽ như sau:
- Yêu cầu bác sĩ khám: 50.000 VNĐ/lần.
- Yêu cầu Giáo sư khám: 100.000 VNĐ/lần.
Khám sức khỏe tổng quát ở bệnh viện sẽ dao động từ 1,000,000 – 2,000,000 đồng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các gói khám của bệnh viện.
Một số lưu ý khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Để việc thăm khám bệnh tại bệnh viện bạch mai thuận tiện. Khi đi khám bệnh tại đây, các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nên khám vào thứ 7 để không phải xếp hàng chờ đợi lâu
- Bệnh nhân ở xa nên đến bệnh viện trước thời gian bệnh viện mở của từ 1-2 giờ
- Nên nhịn ăn sáng để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Đeo khẩu trang để phòng các bệnh lây nhiễm, cũng như hạn chế lây bệnh cho người khác.
- Không nên mang theo em bé nếu như không khám bệnh cho các bé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viện Bạch Mai. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thăm khám và điều trị.