Kinh nguyệt không đều phải làm sao - Lời khuyên hữu ích từ bác sỹ

December 18, 2018
Phụ Khoa

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khiến nhiều chị em lo lắng. Vì kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Vậy kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Xem thêm:

Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, mới lập gia đình được 6 tháng. Khoảng gần 1 năm nay chu kỳ kinh nguyệt của tôi không ổn định. Có tháng khoảng 40 ngày, có tháng 60 ngày. Lượng máu trong chu kỳ kinh lúc nhiều lúc ít. Do chủ quan nên tôi không đi thăm khám, chỉ nghĩ bị rối loạn kinh nguyệt thông thường.

Sau cưới tình trạng rối loạn kinh nguyệt của tôi không được cải thiện. Vợ chồng tôi đã thả 6 tháng nay nhưng chưa thấy có tin vui. Xin hỏi với tình trạng của tôi kinh nguyệt không đều phải làm sao? Kinh nguyệt không đều làm sao để nhanh có con? Tôi xin cảm ơn! (Huỳnh Nhi, Quận 5, TpHCM).

Bác sĩ trả lời:

Đa phần các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Vì thế mà rất nhiều người lo lắng không biết bị kinh nguyệt không đều phải làm sao và rối loạn kinh nguyệt có con được không.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ thường kéo dài từ 28 – 35 ngày, trong đó số ngày hành kinh là từ 3 – 7 ngày tùy từng người. Còn rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh và tất cả những đặc điểm của chu kỳ không “khớp” với chu kỳ chuẩn. Có thể chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít.

Trước đi giải đáp thắc mắc kinh nguyệt không đều phải làm sao? Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến hội chứng rối loạn kinh nguyệt để chị em tham khảo.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Biểu hiện của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt xuất hiện khi trứng rụng không được thụ tinh. Một chu kì kinh thông thường dài khoảng 25 - 33 ngày, thời gian hành kinh từ 5 - 7 ngày. Nếu chị em có chu kì ngắn hơn 25 ngày hoặc dài trên 33 ngày nhưng hàng tháng vẫn có kinh đều đặn vẫn được coi là bình thường.

Một số biểu hiện của kinh nguyệt không đều chị em cần lưu ý gồm:

  • Lượng máu kinh lúc ra ít quá, lúc ra nhiều quá, máu kinh có màu đen sẫm.
  • Kinh nguyệt thưa hoặc ra máu ít: Khi chu kì kinh kéo dài đến 36 ngày được gọi là kinh thưa. Thời gian có kinh <3 ngày, máu kinh ra <20 ml là kinh nguyệt ít (dân gian còn gọi là những đối tượng này là máu bồ câu).
  • Rong kinh: Máu kinh ra 1-2 ngày với lượng rất ít trong thời gian giãn cách giữa 2 chu kì kinh.
  • Vô kinh: Thiếu nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).

Xem thêm: Tất tần tật thông tin cần biết về kinh nguyệt không đều

Những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt

Để tìm cách điều trị và trả lời câu hỏi kinh nguyệt không đều phải làm sao, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt:

  • Căng thẳng tâm lý: Tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc... Đều là yếu tố làm tuyến yên bị ức chế gây ra tình trạng trứng rụng không đều dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai. Hoặc 1 số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh…
  • Chế độ ăn kém dinh dưỡng: Nhiều chị em ăn kiêng để giảm cân nhưng thực hiện sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị suy dinh dưỡng. Giảm sự bài tiết hormone estrogen và phóng noãn gây kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt.
  • Suy tuyến giáp: Gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh sản prolactin do tuyến yên bài tiết gây mất kinh, kinh không đều
  • Đa nang buồng trứng: Là nhiều nang trứng tồn tại trong buồng trứng. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có triệu chứng kinh nguyệt ít, không đều, rong kinh.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Khi bị rối loạn kinh nguyệt, các chị em phụ nữ thường rất lo lắng và cảm thấy nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Các chị em cũng cần biết rằng, tình trạng này có thể là biểu hiện bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Một số tác hại của rối loạn kinh nguyệt gồm:

Ảnh hưởng xấu đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhan sắc phái đẹp. Các chị em khi bị rối loạn kinh nguyệt rất dễ nảy sinh tâm lý cáu gắt, hay bực tức, chán ăn, mất ngủ. Nội tiết tố thay đổi dễ khiến chị em nổi mụn, da dẻ không được căng mịn và nhanh lão hóa.

Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối

Tình trạng rong kinh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chuyện chăn gối, dễ làm cho bạn tình không được thoải mái. Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt có thể làm cho vùng kín bị đau nhức, luôn trong cảm giác khó chịu. Cảm giác này làm cho các chị em mất tự tin trong chuyện chăn gối, lâu dần có thể gây nên tình trạng lãnh cảm tình dục.

Rong kinh kéo dài gây thiếu máu

Lượng máu kinh trung bình mất đi trong mỗi kỳ kinh nguyệt chỉ khoảng 40 – 80ml. Đây là mức cho phép của cơ thể. Tình trạng rong kinh khiến cơ thể phải mất đi lượng máu lớn hơn nên sẽ gây tình trạng thiếu máu. Các chị em sẽ cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi hơn, hay bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tim đập loạn nhịp, hơi thở gấp.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Tiềm ẩn nguy cơ vô sinh

Trước hết, rối loạn kinh nguyệt khiến chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng. Như vậy, khả năng thụ thai đã giảm bớt so với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Hơn nữa, rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, thậm chí nguy hiểm nhất là ung thư tử cung, buồng trứng.

Tất cả các bệnh lý phụ khoa đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của nữ giới. Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị, tình trạng vô kinh – một trong các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến vô sinh.

Kinh nguyệt không đều làm sao để nhanh có thai?

Không ít chị em lo lắng về việc khi kinh nguyệt không đều làm sao để nhanh có thai? Những lo lắng này có thể đến từ áp lực gia đình, hoặc chính bản thân mong muốn có cho mình tiếng khóc, cười trẻ thơ trong cuộc sống, đều là những điều dễ hiểu.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Ở phụ nữ, kinh nguyệt là dấu hiệu rõ nét nhất, minh chứng cho khả năng sinh sản của họ. Tuy nhiên, vì các nguyên nhân khác nhau nên rất nhiều phụ nữ gặp rắc rối về kinh nguyệt. Từ đó có thể làm giảm khả năng thụ thai và nặng hơn là vô sinh.

Trước tiên, chị em nên siêu âm để bác sĩ quan sát được hình ảnh và cấu trúc của tử cung, niêm mạc tử cung, hai buồng trứng và các tạng xung quanh tử cung. Qua đó có thể phát hiện được những bất thường như u xơ tử cung, dị dạng tử cung, bất thường về niêm mạc tử cung, khối u buồng trứng, khối lạc nội mạc tử cung...cũng như loại trừ hội chứng buồng trứng đa nang.

Thời gian rụng trứng có khả năng thụ thai cao nhất. Bình thường, sau khi rụng, trứng chỉ có thể sống được từ 12-24 giờ, trong khi tinh trùng có thể sống được tới 72 giờ. Do vậy, nếu vợ chồng bạn có "quan hệ" trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi trứng rụng thì xác suất thụ thai thành công khá cao.

Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn rất đều đặn thì ngày rụng trứng khoảng ngày 14. Trong trường hợp chu kì kinh nguyệt không đều thì việc tính chính xác ngày rụng trứng sẽ khó khăn hơn (ngày thứ 14 đếm ngược lại kể từ ngày có kinh).

Có nhiều cách để tính ngày rụng trứng. Bạn nên nắm được các dấu hiệu khi chuẩn bị đến thời gian rụng trứng để chủ động hơn trong việc canh thụ thai.

  • Thân nhiệt tăng: Nguyên nhân từ việc tăng progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng. Nếu bạn thấy cơ thể mình tăng nhiệt độ chút đỉnh so với thường ngày (không có nguyên nhân từ bệnh tật) thì rất có thể bạn sẽ rụng trứng vào ngày hôm đó hoặc sau đó 1, 2 hôm.
  • Khí hư nhiều, trong và dai như lòng trắng trứng gà.
  • Ham muốn tăng cao: Càng gần ngày rụng trứng, hormone progesterone tăng lên khiến cho ham muốn của người phụ nữ cũng tăng lên theo.
  • Đau bụng nhẹ: một số chị em có cảm giác đau nhẹ hoặc đau quặn ở bụng. Cơn đau này có thể rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng đau bụng khác.

Chị em cũng có thể siêu âm canh noãn vài chu kỳ để xác định rõ ngày rụng trứng. Sau đó có thể quan hệ tự nhiên. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, việc canh trứng sẽ kéo dài hơn và đòi hỏi sự kiên nhẫn hơn.

Cuối cùng, nếu thất bại với cách canh tự nhiên, chị em có thể đến các trung tâm hỗ trợ sinh sản để khám, xét nghiệm nội tiết, dùng các thuốc kích thích buồng trứng. Sau đó sẽ cho rụng trứng để chủ động thời điểm quan hệ tự nhiên hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Xem thêm: Bật mí: 11 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà đơn giản, hiệu quả

Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bản thân người phụ nữ cần theo dõi sát sao chu kì kinh nguyệt hàng tháng và hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường. Chị em nên có sổ ghi chép hoặc sử dụng các ứng dụng thông minh trên điện thoại để kiểm tra chu kì kinh, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường phải kịp thời đi khám.

Việc xác định tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng kinh không đều rất quan trọng. Khi khám phụ khoa, chị em có thể được soi âm đạo, soi ổ bụng, buồng tử cung, siêu âm kiểm tra các dấu hiệu bất thường ở ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung…

Sau đó bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân nhằm chữa trị dứt điểm các bệnh gây kinh nguyệt không đều, phục hồi sức khỏe cho chị em phụ nữ.

Ngoài ra, trước và trong kì kinh nguyệt, chị em cũng cần lưu ý:

  • Luôn giữ ấm bụng dưới, không tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, đồ gỏi sống. Nếu đau bụng kinh nên chườm nóng bụng hoặc xoa dầu gió rồi mát-xa bụng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh sau 3 - 4 giờ trong khi hành kinh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt.
  • Không thức khuya, căng thẳng tinh thần. Ăn uống bồi dưỡng để đảm bảo thể chất và tâm lý tốt nhất.
  • Không tự ý uống các loại thuốc điều kinh bừa bãi, thuốc dân gian theo lời truyền miệng.

Hy vọng với những thông tin trên chị em sẽ hiểu rõ hơn về chứng kinh nguyệt không đều. Cũng như có cách xử trí kịp thời khi không may bị rối loạn kinh nguyệt.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: (028) 392 57 111- 038 558 1111.

Vũ Thị Thanh Dung

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CK II Sản Phụ khoa. Bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Dakhoaquocte221 là website chia sẻ những kiến thức y tế và sức khỏe thường gặp.  Những thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện làm theo nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguồn bài viết được tham khảo từ healthvn247 , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam