Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Mối nguy hiểm tiềm tàng cần bậc cha mẹ chú ý
Nhận biết dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là cách giúp các bậc phụ huynh giúp con em mình điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Vậy các dấu hiệu và cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em như thế nào? Mời quý phụ huynh tham khảo bài viết sau đây.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em thực chất là tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu. Vì vậy mà không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu, khiến bao quy đầu phủ và dính chặt vào quy đầu. Bao quy đầu là vùng da lỏng lẻo bao phủ và bảo vệ đầu của dương vật.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Các bậc phụ huynh nên biết rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến bị hẹp bao quy đầu. Do lúc này các bé còn quá nhỏ, không thể tự mình biết được mình đang bị bệnh. Đối với các bé nhỏ hơn thì càng khó phát hiện. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ biểu hiện qua:
Da bao quy đầu trùm kín dương vật
Chúng ta có thể quan sát bằng cách vạch da bao quy đầu của bé để quan sát. Phụ huynh có thể thõi dõi cho bé trong khi tắm, vệ sinh cá nhân hằng ngày. Chúng ta có thể quan sát dương vật ở trẻ nhỏ bị hẹp bằng cách quan sát bộ phận sinh dục của bé.
Quan sát khi bé đi tiểu
Đây là dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ khá phổ biến. Do bao quy đầu bị chít hẹp, bít kín lỗ tiểu nên các bé thường rất khó đi tiểu. Mỗi khi đi tiểu các bé có thể phải rặn. Tia nước nhỏ và yếu.
Trẻ quấy khóc khi đi tiểu
Khi trẻ đi tiểu có thể thấy đau nên trẻ phải khóc lóc. Khi đi tiểu có thể thấy bao quy đầu sưng phồng lên. Tiểu xong rồi nhưng nước tiểu vẫn chảy ra từ đầu dương vật
Khó lộn hoặc không lộn được bao quy đầu
Do bị hẹp nên lớp da quy đầu của bé không thể tự lộn ra được. Hoặc dùng tay kéo cũng không được khiến bé đau.
Bao quy đầu sưng đỏ
Do bị chít hẹp, lúc này phần đầu dương vật của trẻ có thể bị viêm. Tình trạng viêm này có thể khiến bao quy đầu sưng đỏ, tấy lên. Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ này có thể quan sát bằng mắt thường.
Xuất hiện cục trắng ở đầu dương vật
Do quá trình bài tiết ở vụng thượng bì khiến các bựa sinh dục bong tróc. Điều này diễn ra thường xuyên khiến tích tục chất màu trắng gọi là bựa sinh dục. Với người bình thường có thể tự rửa trôi, Nhưng khi bị hẹp bao quy đầu các chất này tích tụ lại đóng thành mảng đầu dương vật.
Ngay khi thấy những dấu hiệu hẹp bao quy dầu ở trẻ nhỏ phụ huynh cần đưa trẻ đi khám. Thường thì tình trạng dương vật bị hẹp sinh lý diễn ra khoảng 3-4 năm đầu đời. Sau 4 tuổi hầu hết các bé đều có thể tự lột bao quy đầu.
Xem thêm: Sưng bao quy đầu có nguy hiểm không? Lưu ý cần biết khi mắc phải
Nguy hại hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu không có những can thiệp kịp thời. Có thể gây ra những nguy hại đáng tiếc như:
Viêm quy đầu
Khi bị hẹp bao quy đầu, các tế bào chết tróc ra dưới lớp da quy đầu kết hợp với các chất cặn bã trong quá trình đi tiểu không thoát ra ngoài được. Sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, sưng đỏ và mọng nước ở đầu dương vật.
Viêm nhiễm niệu đạo
Nếu bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các vi khuẩn này gây viêm nhiễm trên quy đầu dương vật và rất dễ xâm lấn sang niệu đạo. Trong trường hợp nặng hơn, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng gây viêm bàng quang, viêm thận.
Nghẹt quy đầu
Tình trạng này xảy ra khi da quy đầu có thể kéo tuột ra sau được nhưng không kéo phủ trở lại được. Khi dương vật cương cứng, da quy đầu vẫn phủ căng vòng quanh dương vật, gây nghẹt quy đầu. Khiến máu không lưu thông sinh ra phù nề quy đầu, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử quy đầu dương vật.
Cần làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý?
Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra khi trẻ khoảng 1 tuổi, hầu hết sẽ bình thường khi trẻ 4 tuổi, một số ít muộn hơn đến khi trẻ dậy thì.
Cha mẹ và người chăm sóc cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.
Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Ba mẹ chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô. Sau đó, ba mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.
Hàng ngày khi tắm cho trẻ, phụ huynh nên vệ sinh và nong bao quy đầu cho trẻ. Việc vệ sinh có thể thực hiện bằng nước thường, không nhất thiết phải bằng nước muối sinh lý.
Điều cần lưu ý là, mỗi khi trẻ đi tiểu xong, cha mẹ hướng dẫn cho trẻ dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp vào đầu dương vật kéo da bao quy đầu, "vẩy vẩy" để nước tiểu không đọng lại.
Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?
Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Với những trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu, không cần phải quá lo lắng bởi đó là hiện tượng bình thường. Thế nhưng, bố mẹ cũng cần theo dõi nghiêm ngặt và hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy có những dấu hiệu bất thường.
Về mặt điều trị, nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu không có biến chứng thì dù lứa tuổi nào. Cha mẹ nên bắt đầu bằng điều trị bằng phương pháp nong bao quy đầu và bôi thuốc. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả mới cần tới điều trị phẫu thuật. Cụ thể như sau:
- Trẻ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý, không có biến chứng. Thì không cần thiết can thiệp, kể cả nong tại nhà khi trẻ tắm.
- Trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu có biến chứng thì có thể điều trị nhiễm trùng trước. Sau đó có thể thuốc bôi một lần một ngày trong 4 tuần. Và nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ vì lúc này bao quy đầu mềm mại.
- Nếu trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc. Tần suất 1-2 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần.
- Nếu trẻ trên 10 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được. Nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hoặc trẻ hay bị viêm bao quy đầu, thì nên phẫu thuật.
- Nếu trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu thì nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới tiến hành cắt bao quy đầu.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế- Địa chỉ điều trị hẹp bao quy đầu trẻ nhỏ uy tín
Địa chỉ điều trị hẹp bao quy đầu trẻ nhỏ uy tín không thể không nhắc đến phòng khám Đa khoa Quốc tế. Và tại đây có sử dụng phương pháp cắt bao quy đầu công nghệ cao surkon để điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ.
Cắt bao quy đầu là giải pháp cuối cùng và hiệu quả nhất trong điều trị hẹp bao quy đầu trẻ em. Thủ thuật này sẽ giúp loại bỏ lớp da thừa ở bao quy đầu. Nhờ đó, tình trạng viêm sẽ được loại bỏ hoàn toàn, lớp da bao quy đầu dễ dàng tuột xuống.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, an toàn và hiệu quả nhất là phương pháp cắt bao quy đầu công nghệ cao surkon. Và Đa khoa Quốc tế là một trong những cơ sở y tế tiên phong áp dụng phương pháp này để cắt bao quy đầu.
So với các phương pháp truyền thống trước đây, cắt bao quy đầu công nghệ cao surkon có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Phương pháp cắt da quy đầu bằng máy Surkon sẽ không cần khâu vết thương sau khi tiến hành tiểu phẫu. Việc khâu vết thương sẽ diễn ra cùng với thời điểm cắt. Chỉ khâu vết thương sử dụng để cầm máu và cố định vết cắt.
- Thời gian cắt bao quy đầu được rút ngắn: Nếu như phương pháp truyền thống mỗi ca cắt bao quy đầu kéo dài khoảng 30 phút, cắt bằng tia laser khoảng 15 phút thì phương pháp cắt bao quy đầu bằng máy sukron chỉ khoảng 8 – 10 phút
- Hạn chế chảy máu: Lượng máu khi sử dụng máy surkon để cắt bao quy đầu giảm đi đáng kể so với phương pháp truyền thống do vết cắt và vết khâu được sử dụng cùng lúc.
- Nhanh chóng hồi phục, ít xảy ra biến chứng: Với thời gian tiến hành thủ thuật ngắn, nên sẽ không nên chảy máu nhiều, vết thương cũng sẽ nhỏ hơn nên người bệnh tránh được tình trạng nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật.
- Không để lại sẹo: Với dụng cụ chuyên biệt, vết cắt được xác định đúng vị trí, do đó sẽ không để lại sẹo xấu, dương vật cũng được đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Hy vọng rẳng với những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp các bậc phụ huynh hiểu về dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ qua số 033.224.6037. Hoặc để lại câu hỏi, số điện thoại TẠI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.