Viêm phụ khoa khi mang bầu và 5+ lưu ý dành cho chị em

November 28, 2020
Phụ Khoa

Mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu là một trong những vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của thai phụ. Bởi bệnh không hỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đứa con trong bụng. Vì vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh viêm phụ khoa khi mang bầu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang bầu là gì?

Viêm phụ khoa khi mang bầu là một bệnh lý khá nhạy cảm mà hầu hết chị em phụ nữ nào cũng đều mắc phải khi mang thai. Bệnh sẽ khiến cho chị em luôn cảm thấy ngứa ngáy, thậm chí có mùi hôi khó chịu ở vùng kín. Nếu bệnh để lâu ngày mà không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của viêm phụ khoa nặng

Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- BS CKII chuyên sản phụ khoa cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang bầu. Và dưới đây là một số nguyên nhân điển hình như:

Sự thay đổi nội tiết tố nữ trong cơ thể khi mang thai

Khi mang thai, hàm lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể thai phụ sẽ có sự thay đổi rất nhiều. Lúc này nội tiết tố sẽ cao hơn mức bình thường. Điều này đã khiến cho cơ thể của thai phụ bị mất cân bằng và rơi vào trạng thái rối loạn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phụ khoa xâm nhập từ bên ngoài vào và gây bệnh phụ khoa cho thai phụ trong thời gian mang bầu.

Nồng độ pH trong môi trường âm đạo của nữ giới có sự thay đổi khi mang bầu

Khi mang bầu, dịch âm đạo ở thai phụ sẽ tiết ra với số lượng lớn hơn bình thường, khiến cho vùng kín của thai phụ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này đã vô tình làm cho nồng độ pH trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Các vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt, đồng thời các vi khuẩn có hại vốn tồn tại sẵn trong âm đạo có cơ hội sinh sôi phát triển và gây viêm nhiễm. Đây chính là một trong những lí do lí giải vì sao thai phụ dễ bị mắc bệnh phụ khoa trong thời gian mang bầu của mình.

Sức đề kháng của thai phụ mang thai yếu hơn bình thường

Phần lớn các bà bầu khi mang thai đều trải qua các giai đoạn như ốm nghén, mệt mỏi, có người còn căng thẳng tinh thần, mất ngủ hoặc stress... Những lý do này làm cho sức đề kháng của chị em kém hơn so với những người bình thường. Trường hợp này dễ bị nhiễm nấm âm đạo, nấm vùng kín.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Có nhiều chị em do mệt mỏi nên lười vệ sinh, nhưng cũng có nhiều chị em do thấy vùng kín ẩm ướt khó chịu nên vệ sinh liên tục trong ngày. Cả hai lý do này đều khiến vùng kín của bạn bị mất cân bằng, khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. Đồng thời tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh phụ khoa.

Mặc đồ lót không phù hợp

Khi mang bầu, chị em thường lên cân, vùng kín thường xuyên ẩm ướt, vì vậy chị em cần lựa chọn những đồ lót rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton để mặc thay cho những quần lót trước kia đã quá chật.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nên thay quần lót khi thấy quần bị ướt do dịch âm đạo tiết ra quá nhiều. Rất nhiều chị em không thực hiện tốt điều này, dẫn đến việc vùng kín bị viêm nhiễm.

Quan hệ tình dục không an toàn

Khi mang thai, thai phụ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường, miễn là đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều chị em quan hệ tình dục trong lúc mang thai nhưng lại quá thô bạo hoặc không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Điều này lý giải vì sao bà bầu lại dễ dàng bị viêm nhiễm lúc mang thai.

Ngoài ra, bà bầu bị viêm phụ khoa khi mang bầu còn do sự thay đổi lượng axit và lượng đường trong cơ thể. Vì thế, khi mang bầu thai phụ nên ăn ít đồ ngọt, đồ chứa nhiều đường để hạn chế khả năng bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.

Dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Bị mắc phải viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai chị em thường có các dấu hiệu điển hình của bệnh như sau:

  • Ngứa vùng kín: Là biểu hiện điển hình nhất khi chị em mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Đó là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm âm đạo do nấm Candida hay do trùng roi Trichomoniasis gây ra cho chị em trong thời kỳ thai nghén.
  • Xuất hiện khí hư bất thường: Thai phụ sẽ thấy khí hư của bản thân ra nhiều, có màu sắc bất thường và kèm theo mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu. Khi ấy chắc chắn chị em đang mắc phải một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nào đó khi mang thai.
  • Vùng kín bị sinh đỏ: Khi chị em quan sát bằng mắt thường sẽ thấy vùng kín có hiện tượng bị sưng lên, niêm mạc da bị tấy đỏ thì rất có thể chị em đang mắc phải một bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chị em cần biết rằng việc bản thân mình bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi. Cụ thể như sau:

- Nếu chị em mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ở giai đoạn đầu rất có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do các tế bào trong vùng kín bị tổn thương, không còn giữ được thai.

- Viêm phụ khoa làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối của thai kì nếu mức độ bệnh nặng.

- Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào trong bào thai và gây ra tình trạng nhiễm trùng ối khiến quá trình phát triển của bào thai bị ảnh hưởng.

- Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường khiến chị em khó chịu, lo lắng và làm thai kì thêm căng thẳng.

Lưu ý: Bởi vậy khi chị em phụ nữ đang mang bầu mà thấy bất kỳ dấu hiệu nào bên trên nghi ngờ rằng bản thân đang mắc phải viêm phụ khoa. Đừng tìm cách tự khắc phụ tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: [Tổng hợp] 9+ Triệu chứng viêm phụ khoa thường gặp không phải ai cũng biết

Điều trị viêm phụ khoa khi mang bầu như thế nào?

Việc điều trị viêm phụ khoa khi mang bầu cần hết sức thận trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà chỉ cần điều trị sai cách sẽ có nguy cơ đe dọa sức khỏe thai nhi.

Vì thế mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà bằng bất kì loại thuốc hay phương pháp trị bệnh dân gian nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa dựa trên quá trình thăm khám và chẩn đoán.

Viêm nhiễm phụ khoa có các triệu chứng gần giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục nên nhiều mẹ bầu nhầm lẫn, thường tự tìm cách chữa bệnh tại nhà. Điều này khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn, thậm chí còn nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên tắc điều trị then chốt là giữ cho vùng viêm nhiễm luôn sạch sẽ, khô ráo và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Do đó, mẹ bầu nghi ngờ bị mắc viêm nhiễm phụ khoa nên đến gặp bác sĩ chuyên về sản phụ khoa uy tín để chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ chữa viêm phụ khoa khi mang bầu phù hợp, đảm bảo an toàn cho thai kì. Tùy theo từng người và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất.

Thường thì trong giai đoạn mang thai hướng điều trị chính sẽ là dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp với mẹ bầu. Những loại thuốc này đã được bác sĩ cân nhắc kĩ lưỡng trước khi kê đơn nên thai phụ có thể yên tâm sử dụng, không lo tổn thương đến cơ quan sinh sản hoặc sức khỏe thai nhi.

Ngoài ra, trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối hoàn thiện thì bạn có thể dùng các biện pháp điều trị viêm phụ khoa tự nhiên như:

  • Chữa bằng sữa chua: Sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều vi sinh giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.
  • Thai phụ cũng có thể uống bổ sung men vi sinh nhưng nhớ là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Một số gợi í khác là ăn tỏi, hãy dùng tỏi trong các món ăn.
  • Tinh dầu trà cũng là một trong những giải pháp giúp thai phụ đánh bật một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhưng nó có thể gây kích ứng da. Thai phụ không nên dùng nhiều hơn 1 - 2 giọt pha với nước tắm. Nếu bị kích ứng (sưng tấy hay mẩn đỏ) thì phải ngừng sử dụng ngay và dùng nước sạch để tắm.

Lưu ý: Dù sử dụng bằng phương pháp nào, thai phụ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Các biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa dành cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu áp dụng các biện pháp dưới đây sẽ giúp chị em phòng tránh được nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không thụt rửa âm đạo. Nên rửa từ trước về sau, không thực hiện ngược lại.
  • Nên mặc quần nhỏ phù hợp với trọng lượng cơ thể. Chọn quần lót làm bằng chất liệu cotton để tạo sự thấm hút và khô thoáng
  • Tuyệt đối không được dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
  • Bổ sung mỗi ngày từ 1-2 hộp sữa chua
  • Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng sẽ làm tăng tiết dịch ở âm đạo
  • Quan hệ tình dục điều đồ, có biện pháp phòng tránh an toàn
  • Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc đang trong giai đoạn điều trị. Chị em không nên quan hệ.
  • Không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh
  • Quần nhỏ cần được giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
  • Có chế độ nghỉ ngơi khoa học hợp lý
  • Uống đủ 2 lít nước trên ngày
  • Khi thăm khám Sản khoa, nếu có các triệu chứng bất thường cần báo luôn cho bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được tự điều trị dù bằng thuốc hay các mẹo dân gian tại nhà.
  • Thăm khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp chị em có thể giải đáp được thắc mắc của bản thân về viêm phụ khoa khi mang bầu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hãy liên hệ qua số 035.842.7245. Hoặc để lại câu hỏi, số điện thoại TẠI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.

Vũ Thị Thanh Dung

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CK II Sản Phụ khoa. Bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Dakhoaquocte221 là website chia sẻ những kiến thức y tế và sức khỏe thường gặp.  Những thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện làm theo nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguồn bài viết được tham khảo từ healthvn247 , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam