Viêm bàng quang và những triệu chứng thường gặp
Tiểu tiện thường xuyên, khó tiểu là một trong những triệu chứng viêm bàng quang phổ biến. Ngoài ra, còn nhiều triệu chứng bệnh khác cũng sẽ được đề cập trong bài viết sau.
Viêm bàng quang là gì?
Viêm bàng quang là thuật ngữ y học chỉ tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm. Đa phần tình trạng này xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn, hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nhiễm trùng bàng quang có thể gây ra đau đớn và khó chịu, và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lây lan sang thận.
Một nguyên nhân khác ít gặp hơn là do dị ứng đối với một số loại thuốc nhất định, xạ trị hoặc chất kích thích. Chẳng hạn như dung dịch vệ sinh vùng kín, nước hoa vùng kín... Viêm ở bàng quang cũng xảy ra như một biến chứng của các loại bệnh khác.
Triệu chứng viêm bàng quang
Viêm bàng quang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng đời sống, sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc nhận biết triệu chứng viêm bàng quang là điều vô cùng cần thiết.
Nếu nhận thấy có những biểu hiện dưới đây, người bệnh cần đi kiểm tra sớm vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang.
Triệu chứng trên lâm sàng
- Có hiện tượng đi tiểu nhiều, nhịn không nổi: Nếu bạn gặp phải tình trạnh đi tiểu tiện nhiều lần, nhịn không nổi ngay thời điểm buồn đi vệ sinh, nhất là vào ban đêm thì cần cảnh giác. Bởi vì, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thấy đau bụng và lưng phần dưới trong thời gian dài: Bệnh viêm bàng quang có khả năng gây nên hiện tượng sưng đau bụng dưới, khi đi tiểu cũng thấy đau rát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ lan xuống cơ quan thận, khiến khu vực hông, lưng bị đau dữ dội.
- Thấy máu lẫn nước tiểu: Một trong những dấu hiệu giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện ra mình bị viêm bàng quang là khi đi tiểu, bao giờ trong loại nước này cũng có sự đổi màu sang hồng nhạt hoặc đỏ sẫm chứ không vàng nhạt như bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu viêm bàng quang này lại khá giống một số bệnh lý khác. Do đó, nếu thấy bất thường về nước tiểu, đừng chần chừ mà hãy đi khám luôn để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị nhanh nhất.
- Có mùi trong nước tiểu: Nếu khi đi tiểu, trong loại nước này có mùi NH3 nặng, có mùi ngọt hoặc tanh hôi thì hãy cẩn thận bởi đây cũng là tín hiệu khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang.
- Có mủ trong nước tiểu: Viêm bàng quang ở nam có thể còn gây mủ trong nước tiểu. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện hiện tượng này thì cần phải nghĩ đến ngay căn bệnh nói trên.
- Thấy đau rát khi đi tiểu: Cảm giác nóng, rát, thấy ngứa ngáy khi đi tiểu cũng là biểu hiện bệnh viêm bàng quang điển hình, cho bạn biết hệ tiết niệu đang gặp vấn đề.
- Thấy khó tiểu: Ở một số bệnh nhân, họ nói rằng còn thấy có dấu hiệu khó đi tiểu dù rất buồn kèm theo chứng rát, đau kéo dài. Đây cũng là biểu hiện hay gặp nhất nếu bị viêm bàng quang.
Ngoài một số triệu chứng nói trên, còn có một số dấu hiệu khác cảnh báo bạn đã bị viêm bàng quang, bao gồm: Sốt cao, nôn, đau, khó chịu vùng bụng.
Triệu chứng viêm bàng quang cận lâm sàng
Xét nghiệm nước tiểu thấy có dấu hiệu dương tính với nitrit niệu (chỉ số +) và bạch cầu niệu với kết quả dương tính từ ++ tới +++ (lớn hơn hoặc bằng 105 bạch cầu/1ml nước tiểu. Ngoài ra, trong loại nước này không chứa protein.
- Siêu âm: Hình ảnh siêu âm cho thấy trong ổ bụng, thành bàng quang dày hơn bất bình thường.
- Xét nghiệm máu: Nhận thấy số bạch cầu trong máu không cao
Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm?
Viêm bàng quang có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên những ảnh hưởng mà bệnh đối với sức khỏe là điều mà bạn tuyệt đối không nên chủ quan.
Nếu là viêm bàng quang cấp
Tức là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở bàng quang với những biểu hiện lâm sàng tương đối rõ ràng. Chẳng hạn như tiểu buốt, tiểu ra máu, ra mủ. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Khiến bệnh nhân hoang mang, lo lắng, sợ hãi ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
- Khiến bệnh nhân đi tiểu khó khăn, đau đớn, khó chịu.
- Gây nên nhiều bệnh viêm nhiễm khác hoặc ảnh hưởng đến thận có thể gây suy thận.
- Tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm bàng quang mạn tính nếu không được điều trị sớm.
Viêm bàng quang mạn tính
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do không phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm bàng quang cấp tính. Các triệu chứng của bệnh cũng gần giống nhưng không rầm rộ như viêm bàng quang cấp tính.
Một số triệu chứng thường gặp nhất là mót tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt và đau dữ dội. Cơn đau có thể lan đến các cơ quan khác như bẹn, bìu quy đầu. Nhiều trường hợp bệnh nhân cần phải dùng tay bóp chặt dương vật để hạn chế bớt cảm giác đau đớn.
Biến chứng của viêm bàng quang mạn tính đến sức khỏe người bệnh là vô cùng nguy hiểm. Cụ thể:
- Vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nhiễm trùng ngược lên thận và dẫn đến viêm bể thận, viêm đài thận. Từ đó làm suy giảm chức năng của thận và dẫn đến những hiện tượng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy thận. Nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Ngoài ra bệnh còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
- Có thể thấy viêm bàng quang dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Chính vì vậy bạn không được chủ quan trước bệnh lý này. Khi có những dấu hiệu hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh hãy nhanh chóng thăm khám để được điều trị bệnh sớm. Tránh được những biến chứng nguy hiểm này xảy ra.
Viêm bàng quang có tự khỏi được không?
Nguyên nhân gây viêm bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Bởi vậy mà bệnh không thể tự khỏi được. Để loại bỏ vi khuẩn bạn cần có sự can thiệp của các phương pháp điều trị bệnh.
Do đó khi có dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Đồng thời tiến hành điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm bàng quang
Tại các cơ sở chuyên khoa uy tín bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các phương pháp như:
Thăm khám lâm sàng bằng cách quan sát, sờ nắn, kết hợp với khai thác thông tin, tiền sử bệnh. Qua đó có thể đánh giá sơ bộ nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Thực hiện các xét nghiệm thường quy như:
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Xét nghiệm máu hoặc mủ trong nước tiểu để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh.
- Soi bàng quang nhằm xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở bàng quang.
- Chụp X quang, chụp CT để chẩn đoán bệnh được chính xác nhất.
Thông qua các phương pháp chẩn đoán này bác sĩ có thể xác định được chính xác tình trạng bệnh, loại vi khuẩn gây bệnh. Qua đó có thể đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hợp lý và hiệu quả nhất.
Phương pháp điều trị viêm bàng quang
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh khác nhau cho từng trường hợp. Hiện nay, tại Đa khoa Quốc tế HCM, đang áp dụng những phương pháp chính sau để điều trị.
Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc
Điều trị bệnh bằng thuốc thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, thường là viêm bàng quang cấp và do vi khuẩn gây nên.
Thuốc điều trị viêm bàng quang chủ yếu là kháng sinh, kháng viêm. Phổ biến nhất là thuốc đặt âm đạo, một số trường hợp kết hợp với thuốc uống. Một số loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị bệnh viêm bàng quang hiện nay là:
- Amoxicillin.
- Amoxicillin.
- Ciprofloxacin.
- Nitrofurantoin.
- Sulfamethoxazole
- Trimethoprim.
Đây đều là các loại kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay. Việc điều trị bệnh viêm bàng quang bằng thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn đối với những trường hợp viêm nhiễm nhẹ, mắc bệnh lần đầu. Hoặc do các loại vi khuẩn thông thường gây ra. Lúc này thời gian dùng thuốc thường khoảng 3 ngày đến 1 tuần.
Với những tình trạng bệnh nặng và phức tạp hơn thì thời gian dùng thuốc cũng sẽ kéo dài hơn. Đôi khi bệnh nhân có thể phải dùng thuốc hơn 15, thậm chí 20 ngày hoặc hơn.
Với những trường hợp cần nằm viện phác đồ điều trị bệnh bằng thuốc có thể sẽ phức tạp hơn. Hoặc những người phụ nữ mãn kinh mắc bệnh cần kết hợp thêm những loại thuốc khác chẳng hạn như estrogen để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Điều trị bằng hệ thống quang dẫn CRS
Đây là phương pháp điều trị bệnh hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng sóng, dòng điện cao tần và nhiệt dung tác động lên vùng viêm nhiễm. Dưới tác động của nhiệt dung các mô viêm nhiễm được hiện ra rõ ràng hơn.
Nhờ đó có thể đưa thuốc đến đúng vùng viêm nhiễm và giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn vào vị trí tổn thương. Nhờ đó tăng hiệu quả điều trị bệnh.
So với các phương pháp điều trị bệnh truyền thống, hệ thống quang dẫn CRS có những ưu điểm nổi bật như:
- Kiểm tra và xác định chính xác vùng viêm nhiễm, mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.
- Điều trị không xâm lấn, không gây đau đớn, không tác dụng phụ.
- Điều trị bệnh nhanh chóng, hỗ trợ hồi phục nhanh, bệnh nhân không cần nằm viện.
- Hỗ trợ nâng cao khả năng sinh dục, chức năng sinh lý sau điều trị bệnh.
Chính vì vậy sử dụng hệ thống quang dẫn CRS là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, áp dụng được cho nhiều đối tượng kể cả những người tái phát bệnh nhiều lần. Do đó khi cần điều trị, bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn những cơ sở có sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm bàng quang
Viêm bàng quang không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để phòng bệnh lý này, bạn đọc cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tùy theo trọng lượng cơ thể mà nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Không nên nhịn tiểu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ ở bàng quang.
- Chị em khi đi vệ sinh nên thao tác lau từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn lây từ đường hậu môn vào âm đạo và niệu đạo.
- Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn để vi khuẩn có thể bị rửa trôi khi xả nước.
- Rửa sạch vùng da quanh âm đạo và hậu môn.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn khỏi niệu đạo.
- Hạn chế sử dụng thuốc xịt khử trùng hoặc các sản phẩm xịt phụ nữ ở vùng sinh dục.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái.
- Không nên uống rượu bia.
- Nghỉ ngơi hợp lý và có một chế độ ăn uống khoa học.
- Hạn chế sử dụng các loại xà phòng vào sâu bên trong bộ phận sinh dục.
- Không nên sử dụng các loại sữa tắm có mùi thơm mạnh vì có thể khiến nội mạc bàng quang bị kích ứng.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh khi tới kỳ kinh.
- Nên vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng viêm bàng quang và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng đã kể trên, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chữa trị. Hoặc liên hệ tới hotline 0332.246.037 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.