Trễ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kinh nguyệt trễ là tình trạng rất thường gặp. Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, kinh nguyệt trễ nguyên nhân do đâu? Bị trễ kinh phải làm sao?,…. Là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Kinh nguyệt trễ là hiện tượng như thế nào?
Kinh nguyệt trễ hay còn gọi là chậm kinh là tình trạng rối loạn ngày có kinh. Đến ngày có kinh rồi, những vẫn không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Thì gọi là trễ kinh.
Nữ giới ở độ tuổi dậy thì trong 1- 2 năm đầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này. Càng về sau thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ càng ổn định hơn. Do nội tiết tố cơ thể đã được cân bằng.
- Nếu 35 ngày kể từ ngày bắt đầu hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì đó được gọi là “trễ kinh”.
- Nếu ba kỳ kinh liên tiếp mà không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh.
Kinh nguyệt trễ là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chị em tuyệt đối không nên chủ quan.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám đa khoa Quốc tế cho biết, thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường từ 28 - 32 ngày, trung bình là 28 ngày.
Nếu bạn thấy chu kỳ nguyệt san lên đến 35 ngày, thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
Nhưng nếu kinh nguyệt của những tháng tiếp theo có sự chênh lệch về lên ngày hoặc xuống ngày. Có nghĩa là bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bạn cần chủ động đi khám để có hướng điều hòa kinh nguyệt.
Xem them: Kinh nguyệt kéo dài – hiện tượng chị em tuyệt đối không được coi thường
Kinh nguyệt trễ nguyên nhân do đâu?
Bác sĩ Thanh Dung cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh. Trong đó, phải kể đến cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Hãy cùng tham khảo 12 nguyên nhân khiến kinh nguyệt trễ dưới đây:
Chậm kinh do mang thai
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn, bạn có quan hệ tình dục không an toàn. Sau đó, phát hiện hiện kinh nguyệt trễ, thì có khả năng cao việc chậm kinh của bạn là do mang thai.
Bởi kinh nguyệt xảy ra là do lớp niêm mạc bên trong tử cung dày lên và dần dần bong tróc ra, sau đó bị loại bỏ ra ngoài. Thì hiện tượng kinh nguyệt xảy ra.
Còn trường hợp nữ giới có thai, thì lớp niêm mạc này sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và làm tổ. Khi thụ tinh thành công, lớp niêm mạc sẽ không bị bong tróc ra nữa. Để quá trình nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Đây là lý do vì sao suốt thời gian mang thai, chị em sẽ không thấy có kinh nguyệt.
Kinh nguyệt trễ, hoặc mất kinh cũng chính là dấu hiệu nhận biết việc mang thai đầu tiên. Và để xác định chắc chắn hơn về tình trạng chậm kinh có thai hay không? Chị em cần mua que thử thai hoặc đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám kiểm tra.
Kinh nguyệt trễ do đột ngột tăng cân
Sự tăng cân tưởng chừng không ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt san. Nhưng thực tế, cân nặng chính là một trong những yếu tố dẫn đến chậm kinh.
Giải thích về vấn đề này, các bác sĩ cho biết, khi cân nặng tăng lên đột ngột, cơ thể trong một khoảng thời gian rất ngắn lại sản xuất ra nhiều estrogen hơn mức bình thường. Vì thế, điều này sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung phát triển quá mức. Và gây ra tình trạng kinh nguyệt trễ.
Để chu kỳ kinh nguyệt trở lại ổn định thì chị em nên điều tiết lại chế độ ăn uống cũng như cân nặng của mình.
Chậm kinh do giảm cân quá mức
Sở hữu vóc dáng đẹp là niềm mơ ước của đa số chị em. Vì vậy, không ít chị em thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân quá mức. Cơ thể không được bổ sung lượng calo cần thiết. Hơn nữa, khi chỉ số BMI của cơ thể đạt dưới 19 một cách quá đột ngột thì sẽ khiến cho cơ thể chưa thích kịp. Đây cũng là nguyên do gây ra tình trạng chậm kinh.
Vì vậy, nếu muốn giảm cân, chị em cần xây dựng cho mình một chế độ giảm cân an toàn và khoa học. Tuyệt đối không sử dụng một số loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc cũng như không rõ tên tuổi.
Trễ kinh do rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố cân bằng thì chị em sẽ có kinh nguyệt diễn ra đều đặn, ổn định theo chu kỳ. Ngược lại, nếu rối loạn tiết tố bị suy giảm sẽ không tránh khỏi tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Để cho nội tiết tố trong cơ thể được ổn định cũng như để hiện tượng “chậm kinh” không diễn ra thì nữ giới cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ ăn uống khoa học.
Kinh nguyệt trễ do quá trình vận động quá mức
Vận động cơ thể chính là một phương pháp sống khoa học để cải thiện vóc dáng cũng như để sức khỏe được tốt hơn. Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến kích chị em tăng cường luyên tập thể dục thể thao.
Tuy nhiên, dù việc luyện tập có tốt, những cần phải duy trì tập luyện với mức độ vừa phải. Không nên lạm dụng vận động quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị mất sức. Vận động quá nhiều nhưng không bổ sung đầy đủ lượng calo cần thiết thì sẽ khiến cho cơ thể bạn không có đủ lượng estrogen ổn định để duy trì. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thực tế cho thấy, những vận động viên chạy marathon, vận động viên thể hình,... chiếm đa số những người bị mất kinh.
Kinh nguyệt trễ do sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng quá nhiều chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,... sẽ ảnh hưởng đến hormone sinh sản. Từ đó, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Bởi trong thuốc lá có chứa chất nicotine, đây là thành phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan hô hấp cũng như khu vực xương chậu. Vì vậy mà đã tác dụng đến lớp niêm mạc tử cung.
Khi chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, thì khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Do đó, chị em cần ngừng sử dụng những chất kinh thích này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Căng thẳng, áp lực và stress cũng có thể gây trễ kinh
Những áp lực trong công việc, lo âu trong cuộc sống, cũng ảnh hưởng đến lượng hormone estrogen trong cơ thể. Gây ức chế rụng trứng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều, đặc biệt là hiện tượng kinh nguyệt sẽ diễn ra muộn hơn so với bình thường.
Nếu như trễ kinh là do căng thẳng, áp lực gây nên thì chị em nên nhanh chóng ổn định lại tâm lý suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn để cải thiện tình hình này.
Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng do tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong hóa trị,... trong thời gian dài, cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm kinh.
Nếu đang sử dụng thuốc và bị chậm kinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng thuốc nữa hay không. Trường hợp chậm kinh do dùng thuốc tránh thai thì bạn nên ngừng sử dụng thuốc. Và thay thế bằng các phương pháp tránh thai khác an toàn hơn.
Kinh nguyệt trễ là do mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm hiểu đơn giản là nữ giới ngừng chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi rất sớm, khoảng ở độ tuổi trước 40 tuổi. Sở dĩ xảy ra tình trạng này, là do cơ thể bị thiếu hụt một lượng hormone lớn. Dẫn tới tình trạng mãn kinh.
Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai có thể do mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,... chính là nguyên nhân chính dẫn đến chậm kinh. Mắc bệnh phụ khoa mà có dấu hiệu chậm kinh thì sẽ báo hiệu bệnh đang mức độ nghiêm trọng.
Do đó, chị em lúc này tuyệt đối không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để được bác sĩ định hướng ra phương hướng điều trị kịp thời.
Chậm kinh 2 tháng do mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là tình trạng ở trong buồng trứng xuất hiện các nang nhỏ. Nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang là do rối loạn nội tiết tố ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ gây nên. Khi các nang nhỏ ở trong buồng trứng xuất hiện sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng. Khi các hormon giải phóng chứng gặp nhiều khó khăn thì sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt bị chậm, là tác nhân ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
Buồng trứng đa nang là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Không những vậy, chị em bị kinh nguyệt trễ còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: đái tháo đường, bệnh về tim mạch, sinh sản,... Bởi vậy mà chị em tuyệt đối không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đi khám bệnh và xử lý kịp thời.
Bệnh lý tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh
Tuyến giáp chính là một trong những bộ phận quan trọng giữ vai trò kiểm soát hormone., điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Đồng thời, cũng một cơ quan đảm nhiệm mối liên hệ mật thiết với các cơ quan khác trong cơ thể để cho quá trình vận động được diễn ra ổn định và cân bằng nhất.
Bác sĩ Thanh Dung cho biết, nếu chị em có tiền sử bị bệnh suy giáp, nhược giáp, cường giáp,… thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng.
Bị trễ kinh phải làm sao?
Nếu bạn gặp phải tình trạng kinh nguyệt trễ 2 hay 3 tháng. Chậm kinh hoặc không có kinh kèm theo các triệu chứng như:
- Khí hư ra nhiều, có sự thay đổi về màu sắc,
- Nổi mụn vùng kín.
- Rụng tóc.
- Đau bụng, đau vùng xương chậu.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tiết dịch ở mún vú.
Số ngày kinh dài hoặc ngắn thất thường, kinh nguyệt bị rối loạn,…. Đừng chủ quan, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám. Để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách khắc phục tình trạng này.
Cách khắc phục chậm kinh
Kinh nguyệt trễ khắc phục như thế nào? Theo các chuyên gia, để điều hòa lại kinh nguyệt, chị em cần chú ý những vấn đề sau:
- Dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và đạm như: rau củ, trái cây, thịt bò, cá… Không ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có ga, thuốc lá, cafe…
- Thói quen sinh hoạt: Hạn chế thức khuya, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc sẽ giú chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
- Tinh thần: Luôn giữ tinh thần được thoải mái, sống lạc quan, vui vẻ. Tránh căng thẳng hay stress kéo dài.
- Thể thao: Thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút. Chơi các môn thể thao nhẹ. Không nên tập luyện quá sức.
- Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp sớm phát hiện mầm bệnh và được chữa trị kịp thời
Kinh nguyệt trễ điều trị như thế nào?
Để điều trị chậm kinh hiệu quả. Bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cũng như mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Nếu kinh nguyệt chậm do chế độ sinh hoạt ăn uống không điều độ. Bạn cần thay đổi lối sống tích cực hơn. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số liệu pháp hormone để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
- Chậm kinh do buồng trứng đa nang có thể dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục.
- Trường hợp do bệnh phụ khoa. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp về tình trạng kinh nguyệt trễ, trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, kinh nguyệt trễ nguyên nhân do đâu? Bị trễ kinh phải làm sao? Hi vọng rằng, những thông tin vừa rồi đã giúp ích được cho các chị em.