[ Từ A-Z ] Những điều cần biết khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh

January 8, 2021
Sức khỏe sinh sản

Mang thai là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với chị em phụ nữ. Nhất là những chị em lần đầu tiên được làm mẹ. Vì thế, làm thế nào để thai nhi của mình phát triển một cách toàn diện? Bản thân thì mẹ tròn con vuông?. Luôn là điều mà các mẹ bầu quan tâm.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin cung cấp đến các bạn những điều cần biết khi mang thai. Hãy cùng theo dõi để bản thân mình có một thai kỳ khỏe mạnh nha.

Những điều cần biết khi mang thai

Khi biết bản thân mang thai, thai phụ nào cũng muốn bản thân mình có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên thực tế lại có không ít thai phụ gặp nhiều khó khăn trong quá trình mang thai. Điều này khiến cho các mẹ bầu băn khoăn lo lắng.

Để bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em cần phải lên kế hoạch cho bản thân trước khi mang thai. Tránh trường hợp, bỡ ngỡ lo lắng khi thấy que thử xuất hiện 2 vạch.

Trước khi mang thai

Khi mang thai cơ thể của chị em sẽ có nhiều thay đổi. Sức đề kháng sẽ bị suy giảm. Do đó rất dễ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh các bệnh lý đơn giản, không khiến thai phụ khó chịu. Không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ, sự phát triển của thai nhi. Còn có những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm không chỉ khiến chị em thai phụ cảm thấy khó chịu. Nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật, thậm chí là bị chết lưu như: Thủy đậu; zona thần kinh; Sởi….

Vì thế, để phòng tránh các bệnh lý có thể xảy ra trong thai kỳ. Trước khi có kế hoạch mang thai từ 3-6 tháng. Chị em cần phải tiêm phòng một cách đầy đủ theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa.

Dấu hiệu nhận biết khi mang thai

Nắm bắt được các dấu hiệu có thai sớm sẽ giúp chị em có những thay đổi về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, giúp chị em phòng tránh được nguy cơ bị động thai hoặc sảy thai .

Ngoài việc phát hiện có thai sớm thông qua que thử thai 2 vạch. Khi mang bầu chị em còn có các dấu hiệu triệu chứng sau:

  • Ra máu báo thai
  • Chậm kinh
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thường xuyên buồn tiểu
  • Có cảm giác thèm hoặc chán ăn
  • Tăng giảm cân bất ngờ
  • Thường xuyên buồn nôn
  • Kích thước vòng 1 thay đổi
  • Nhũ hoa thay đổi màu sắc
  • …..

Khi thấy bản thân có một trong các dấu hiệu nêu trên. Chị em hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành siêu âm, làm xét nghiệm để xem bạn có mang thai thật hay không. Căn cứ vào việc thăm khám, các bác sĩ sẽ nắm bắt được thai đã vào tử cung hay chưa, thai được bao nhiêu tuần tuổi.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế cho biết: Trong suốt thời kỳ mang thai các mẹ bầu trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia ra làm 3 tháng hay còn gọi là 3 chu kỳ khác nhau

Ở mỗi chu kỳ, thai phụ cũng như thai nhi sẽ có những chế độ chăm sóc khác nhau. Do đó, các mẹ bầu cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để bản thân cũng như thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh trong suốt quãng thời gian 9 tháng 10 ngày.

3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có những thay đổi nhất định. Điều này khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, thường xuyên đi tiểu. Vì thế, để làm giảm thiểu tình trạng này. Chị em cần phải xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp. Sinh hoạt hàng ngày hợp lý, vận động nhẹ nhàng… Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ 3 tháng đầu

Chu kỳ đầu thai phụ lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể người mẹ. Do đó, để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân. Cụ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ bầu phải bổ sung trong 3 tháng đầu của thai kỳ:

  • Axit folic:

Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của não và cột sống của thai nhi. Để thai không bị dị tật ống thần kinh, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400mg axit folic trong thực đơn mỗi ngày của mình. Tốt nhất là bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai.

  • Canxi

Không chỉ trong quá trình mang thai chị em mới cần bổ sung thực phẩm giàu canxi. Mà canxi là một trong những chất chị em cần bổ sung trước, trong và sau quá trình mang thai cho mình.

Bởi Canxi là 1 trong những chất không thể thiếu để hỗ trợ cho sự phát triển về xương của mẹ bầu khi mang thai và cả em bé trong bụng.

Nếu như mẹ bầu cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể sẽ giúp các mẹ bầu tránh không bị loãng xương sau sinh.

  • Chất sắt

Bổ sung các loại thực phẩm chứa chất sắt là cách tốt nhất để mẹ bầu không bị thiếu máu khi mang thai.

Sắt cũng là một trong những chất góp phần giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ của thai phụ.

  • Chất đạm (protein)

Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần cung cấp cho bản thân khoảng 20g protein sẽ giúp cho tế bào não của bé phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó chất đạm còn giúp cho tuyến vú và mô tử cung của thai phụ phát triển tốt trong suốt thai kỳ.

  • Vitamin D

Ngay từ khi còn là phôi thai, e bé rất cần vitamin D để hệ xương của phát triển. Vì thế, mẹ bầu cần phải tăng cường vitamin D cho cơ thể như: hấp thụ ánh nắng mặt trời hoặc từ thực phẩm.

Lưu ý: mẹ bầu nên chọn nắng sớm buổi sáng, để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cơ thể là tốt nhất.

  • Vitamin C

Là chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ  sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai.

Vì thế, để thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm kể trên trong bữa ăn hàng ngày như: Trứng; cá ; rau xanh; thịt; sữa chua; nước…

Do 3 tháng đầu, chu kỳ thai vẫn chưa ổn định. Bên cạnh các thực phẩm cần thiết mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể. Mẹ bầu cũng cần phải kiêng các loại thực phẩm không tốt sau:

  • Kiêng uống nước dừa
  • Không nên ăn rau ngót, khổ quá, rau má
  • Tuyệt đối không nên uống đồ uống có chất kích thích như rượu. bia, thuốc lá, đồ uống có ga,…
  • Kiêng đồ ăn nhiều chất béo, giàu mỡ… để hạn chế tình trạng bị nôn nghén

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

3 tháng đầu là thời kỳ khá nhạy cảm đối với thai phụ. Thai nhi chưa ổn định, chưa có sự liên kết gắn bó với cơ thể của người mẹ. Vì thế, chị em cần phải hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng để tránh nguy cơ bị động thai, sảy thai.

Tập thiền, hít thở đều, đi bộ nhẹ nhàng không chỉ giúp thai phụ cảm thấy tinh thần được thư giãn. Đây còn là biện pháp giúp tăng cường lượng oxy cho bào thai.

Thời gian biểu khám thai

Nếu như chị em thấy chu kỳ kinh nguyệt của bản thân bị chậm từ 7-10 ngày. Chị em hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và siêu âm. Bởi lúc này thai nhi của bạn đã được khoảng 6-7 tuần tuổi, thai nhi đã có tim thai.

Hơn nữa, việc thăm khám khi thấy chậm kinh từ 7-10 ngày còn giúp chị em biết được thai đã vào tử cung của người mẹ hay chưa.

Từ tuần 11-13 của chu kỳ thai, đây là thời kỳ khá là quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu cần phải đi thăm khám và làm xét nghiệm. Bởi đây là thời điểm tốt nhất để đo độ mờ da gáy, cũng như phát hiện một số dị tật ở thai nhi như: Bệnh down; bệnh tim bẩm sinh; thoát vị cơ hoành; dị dạng tứ chi,….

Những điều mẹ bầu cần biết mang thai 3 tháng giữa

3 tháng giữa của thai kỳ, các dấu hiệu ốm nghén của mẹ bầu đã thuyên giảm vfa gần như biến mất. Vì thế, đây là thời điểm mà mẹ bầu nên tiếp thêm năng lượng cho bản thân mình để chuẩn bị cho chu kỳ thai tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa chu kỳ mẹ bầu nào cũng cần phải biết

Tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể thai phụ đã bắt đầu tích trữ mỡ vì thế mẹ bầu sẽ tăng cân một cách nhanh chóng.

Đây cũng là thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của thia nhi. Bởi thời kỳ này, thai nhi cần một lượng  lớn  dinh dưỡng để phát triển một cách hoàn thiện. Nhất là hàm lượng canxi.

Tam cá nguyệt thứ 2 cũng là thời điểm để não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Vì thế, mẹ bầu cần phải cung cấp đầy đủ các  chất dinh dưỡng để hệ thần kinh; các cơ quan và bộ phận của thai nhi phát triển một cách thuận lợi và hoàn thiện.

Không chỉ thai nhi, giai đoạn này mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở về sau.

Và theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng: ở tam nguyệt thứ 2 mẹ cần bổ sung từ 300 – 350 calories cho một bữa ăn. Mỗi tháng, mẹ nên tăng từ 2 – 2,5kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Các chất mẹ bầu cần bổ sung trong tam nguyệt thứ 2 của mình:

  • Kẽm và chất sắt

Giúp hệ xương của trẻ phát triển một cách toàn diện

Giúp thai phụ ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu; chóng mặt; giảm thiểu tình trạng buồn nôn và mệt mỏi

  • Vitamin D

Giúp thai nhi hấp thụ một cách tốt nhất về các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, phốt pho. Đồng thời còn giúp cho răng và xương của trẻ phát triển một cách toàn diện.

  • Vitamin A

Là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận, mắt, xương cũng như hệ thần kinh trung ương của thai nhi, đồng thời giúp cho em bé khi chào đời sẽ hạn chế các nguy cơ của bệnh hen suyễn.

  • Vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho thai phụ và thai nhi giai đoạn này. Bởi đây là khoáng chất góp mặt vào hầu hết quá trình phát triển của bào thai, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ. Thậm chí hỗ trợ loại bỏ những khuyết điểm liên quan tới ngoại hình di truyền từ mẹ sang con.

  • DHA

DHA chiếm tới 20% trọng lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc. Đây cũng là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Vì thế mà mẹ cần bổ sung đầy đủ DHA trong khoảng thời gian này.

  • Canxi

Nhu cầu canxi trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cũng rất quan trọng và cần thiết.

Canxi không chỉ giúp bé phát triển cơ thể. Đây còn là dưỡng chất giúp thai phụ tránh được những căn bệnh liên quan đến xương khớp. Trong đó có căn bệnh loãng xương phổ biến sau sinh.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày dành cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Đây là giai đoạn thai kỳ đã phát triển một cách khá là mạnh mẽ. Các cơ quan, bộ phận của trẻ đã có sự liên kết chặt chẽ với cơ thể của người mẹ. Do đó, mẹ bầu có thể đi du lịch; tham gia các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

3 tháng giữa của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu nào cũng đều bị đau lưng; chuột rút,…. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tham gia các bộ môn thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe như đị bộ, tập yoga kết hợp với các phương pháp masage.

Thời điểm khám thai tháng 3,4 và 5

Nếu như tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ, mẹ bầu chưa làm xét nghiệm đo độ mờ da gáy. Thì đến chu kỳ thứ 2 (Tuần 14 đến tuần 17) chị em nên tiến hành làm xét nghiệm Triple để kiểm tra xem thai nhi có bị down hay nhiễm sắc thể có bị dị dạng hay không.

Và đến tuần 21-24 của thai kỳ, mẹ bầu cần phải thăm khám, siêu âm thật kỳ để kiểm tra xem trẻ có bị các dị tật  như: sứt môi, dị tật tim bẩm sinh; teo thực quản….

Lịch Tiêm chủng thai kỳ tháng thứ 3,4,5

Giai đoạn thứ 2 của thai kỳ tức là thai nhi đang ở tuần thứ 13 đến tuần thứ 24. Ở giai đoạn này, chị em bắt đầu tiêm mũi phòng uốn ván cho mình để vừa phòng ngừa uốn ván cho mình trong lúc sinh nở.

Lưu ý: Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn nên tiêm mũi đầu trong tam nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Nhưng nếu trong vòng 2 năm, bạn đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván, chị em không cần phải tiêm tiếp.

Mẹ bầu cần biết chế độ dinh dưỡng, lich tiêm chủng trong những tháng cuối của thai kỳ

Tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ, cơ thể của thai phụ tăng lên từ 10- 15 kg. Lúc này việc di chuyển của thai phụ gặp nhiều khó khăn. Thai nhi đã phát triển khá to chèn ép lên tim, phổi cảu thai phụ. Khiến mẹ bầu gặp tình trạng khó thở, hụt hơi.

Mẹ bầu nên ăn gì giai đoạn này

Giai đoạn này, mẹ bầu cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bởi nó không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đây còn là lượng thực phẩm giúp cho mẹ bầu tích lũy năng lượng để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn về sau.

Để có sữa ngay sau khi sinh, 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung loại thực phẩm giàu protein. Nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ tiết sữa từ tuyến sữa của người mẹ.

Protein có nhiều trong sữa bò, cá, thịt, sữa đậu nành, hạt dướng dương, hạt bí, hạnh nhân…

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Gần những tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu càng phải tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn, nhẹ nhàng để tăng cường sức sự dẻo dai cho cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải đăng ký lớp học tiền sản để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của mình diễn ra suôn sẻ và thành công.

Các mốc khám thai chị em không nên bỏ qua

Theo bác sĩ Dung từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 35 của thai kỳ. Chị em nên khám thai 2 tuần một lần. Từ tuần thứ 36 đến lúc trở dạ sinh, chị em nên khám thai tuần 1 lần.

Tuần thứ 30- tuần thứ 33, mẹ bầu sẽ siêu âm thai nhi bằng siêu âm màu để theo dõi Doppler động mạch rốn; động mạch não; động mạch tử cung; kiểm tra nước ối và dây rốn cho thai nhi.

Lưu ý: khi thấy thai nhi có các dấu hiệu bất thường. Chị em cần phải thăm khám bác sĩ luôn. Tuyệt đối không kéo dài, không chần chừ trong việc thăm khám.

Lịch tiêm phòng

Giai đoạn này, mẹ bầu cần phải tiêm phòng mũi uốn ván thứ 2

Lưu ý: Mẹ bầu nên tiêm mũi phòng uốn ván thứ 2 trước lúc sinh là 1 tháng.

Vừa rồi là sự chia sẻ của bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung về những vấn đề mà chị em cần biết khi mang thai. Hy vọng thông qua nội dung bài viết, chị em sẽ có những kiến thức cơ bản và cần thiết, giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Vũ Thị Thanh Dung

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CK II Sản Phụ khoa. Bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Dakhoaquocte221 là website chia sẻ những kiến thức y tế và sức khỏe thường gặp.  Những thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện làm theo nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguồn bài viết được tham khảo từ healthvn247 , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam