Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Nguyên nhân + Cách điều trị

June 13, 2020
Phụ Khoa

Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin xung quanh hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bao gồm nguyên nhân kinh nguyệt không đều, chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì…

Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của chị em. Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý gây ra.

Do đó, chị em cần nắm rõ những thông tin về kinh nguyệt không đều. Từ đó, có phương pháp khắc phục sớm và kịp thời. Hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu ở âm đạo, xuất hiện theo chu kỳ của buồng trứng. Tình trạng này thường bắt đầu xuất hiện ở bé gái từ 13 – 16 tuổi và kết thúc ở tuổi từ 45 – 46.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM: Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28 – 32 ngày. Số ngày hành kinh là từ 3 – 7 ngày với tổng lượng mau kinh là từ 50-80ml.

Kinh nguyệt không đều được hiểu là tình trạng kinh nguyệt không theo chu kỳ vừa nêu trên. Theo đó, chu ky kinh có thể ngắn hoặc dài hơn. Đồng thời, lượng máu kinh và màu sắc của kinh nguyệt cũng thay đổi thất thường.

Theo khuyến cáo, những bất thường ở kinh nguyệt đều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, chị em không nên chủ quan khi gặp tình trạng này.

Xem thêm: Bật mí: 11 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà đơn giản, hiệu quả

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

Như vừa chia sẻ ở trên, một chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày, thời gian là từ 3 – 5 ngày. Với những chị em có kinh nguyệt không đều sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Chu kỳ nguyệt san ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh bị mất quá ít hoặc quá nhiều.
  • Máu kinh có màu sắc bất thương như màu đen hoặc lẫn cục máu đông.
  • Ra máu giữa 2 kỳ kinh.
  • Thời gian giữa 2 chu kỳ kinh có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Lượng máu kinh thất thường.
  • Mất kinh từ 6 tháng trở lên hoặc chưa bao giờ có kinh.
  • Đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi trong những ngày hành kinh.

Phân loại hiện tượng kinh nguyệt không đều

Để phân loại hiện tượng kinh nguyệt không đều sẽ dựa vào lượng máu kinh thoát ra ngoài, thời gian hành kinh… Cụ thể, kinh nguyệt không đều sẽ được phân loại như sau:

  • Kinh sớm: Là hiện tượng chu kỳ nguyệt san đến sớm hơn dự định. Thông thường, nếu chi kỳ đến sớm vài ngày sẽ được xem là bình thường. Nhưng nếu đến sớm trên 7 ngày được gọi là kinh nguyệt không đều.
  • Chậm kinh: Thời gian hành kinh đến muộn hơn so với bình thường, thông thường là hơn 7 ngày.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài quá 10 ngày, lượng máu kinh nhiều hơn 80ml.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường vượt quá 35 ngày. Thậm chí, khoảng có giữa 2 chu kỳ có thể lên đến 2 tháng, 3 tháng hoặc 5 tháng.
  • Vô kinh: Kinh nguyệt không xuất hiện khoảng 6 tháng hoặc 1 năm. Với những chị em trên 35 tuổi mà không có kinh trong 3 tháng sẽ được xem là vô kinh.
  • Cường kinh: Là tình trạng máu kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày. Lượng máu kinh vượt quá 80ml khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Thiểu kinh: Ngược lại với cường kinh, thiểu kinh là tình trạng máu kinh ra ít, nhỏ giọt. Đồng thời, thời gian hành chỉnh chỉ dưới 2 ngày.

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Có rất nhiều nguyên nhân kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, chung quy lại có 2 nhóm nguyên nhân, đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Cụ thể:

Nguyên nhân sinh lý gây rối loạn kinh nguyệt

Một số nguyên nhân sinh lý dưới đây khiến kinh nguyệt không đều:

  • Yếu tố ngoại cảnh: Chế độ dinh dưỡng, tâm lý, môi trường sống có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Chu kỳ nguyệt san của chị em được điều chỉnh bằng hệ nội tiết. Nên khi bị mất cân bằng chu kỳ nguyệt san cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Mang thai: Khi chị em mang thai lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để làm tổ cho trứng đã thụ tinh. Do đó, chị em sẽ mất kinh trong suốt quá trình mang thai.
  • Tuổi dậy thì: Kinh nguyệt không đều thường gặp ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân do lúc này hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng chưa trưởng thành. Nên kinh nguyệt sẽ diễn ra thất thường.
  • Cho con bú: Chất hormone prolactin có vai trò sản xuất sữa mẹ sẽ ngăn trở sự rụng trứng. Nên chị em đang cho con bú sẽ bị chậm kinh khoảng 6 tháng sau sinh. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khi ngừng cho con bú.
  • Tiền mãn kinh: Lúc này chức năng buồng trứng suy giảm, nội tiết cũng sẽ sản xuất ít hơn. Nên sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và dần dần kinh nguyệt sẽ bị mất.
  • Thừa cân hoặc sút cân: Tình trạng này ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
  • Stress: Nữ giới thường xuyên bị stress, căng thẳng sẽ khiến tuyến thượng thận tiết nhiều hormone costisol. Từ đó, làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố và gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tránh thai có thể khiến chị em có kinh nguyệt không đều. Một số thuốc phải kể đến như: thuốc tránh thai, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh…
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone estrogen và gây ra kinh nguyệt không đều.
  • Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, đây còn là thủ phạm khiến chị em mất kinh trong thời gian dài.
  • Tập thể dục quá sức: Đây là nguyên nhân khiến các hoạt động của cơ thể bị gián đoạn. Trong đó có chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều do bệnh lý

Các bệnh lý phụ khoa và bệnh lý mãn tính đều ảnh hưởng đến buồng trứng, vùng dưới đồi, tuyến yên. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố và gây kinh nguyệt không đều.

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung: Khi mắc bệnh chị em sẽ xuất hiện một số triệu chứng như kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
  • Hội chứng đa nang buồng trứng: Bệnh lý này làm gián đoạn quá trình phát triển của các nang noãn. Khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ nhưng không thể trưởng thành. Từ đó, không xuất hiện tình trạng rụng trứng, chị em có bị mất kinh hoặc ra nhiều máu kinh.
  • Bệnh tuyến giáp: Nữ giới mắc suy giáp sẽ có kinh nguyệt kéo dài, thời hành kinh và máu kinh nhiều hơn. Còn trường hợp mắc cường giáp sẽ có chu kỳ kinh ngắn, máu kinh ra ít.
  • U xơ tử cung: Chị em mắc u xơ sẽ đối diện với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và kéo dài. Đồng thời, kèm theo triệu đau bụng dưới, đau lưng dưới và vùng khung xương chậu.
  • Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung làm xáo trộn chức năng của cổ tử cung. Nên khiến người bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới và giảm khả năng mang thai.
  • Lạc nội mạc tử cung: Bệnh lý này khiến chu kỳ kinh của chị em rối loạn. Máu kinh ra nhiều bất thường, đau bụng kinh dữ dội.

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Thực tế, bé gái trong độ tuổi dậy thì đều gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Theo bác sĩ Vân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là rối loạn nội tiết tố sinh lý bên trong cơ thể. Cụ thể là do sự hoạt động của hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng chưa hoàn thiện.

Do đó, bé gái gặp tình trạng là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ sau 2 – 3 năm chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.

Ngoài nguyên nhân rối loạn nội tiết thì cũng có một số nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì như:

  • Mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai;
  • Tập thể dục quá sức;
  • Căng thẳng;
  • Gặp vấn đề về ăn uống.

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Kinh nguyệt không đều có sao không? Kinh nguyệt không đều là hiện tượng không hiếm gặp ở chị em. Chính vì thế, nhiều chị em chủ quan và không điều trị. Hậu quả là khiến chị em đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt:

Khi bị kinh nguyệt không đều, chị em gặp một số triệu chứng khác như: đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, rong huyết nhiều ngày liền… Tình trạng này vô tình làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày.

Hệ quả là chị em không thể tập trung vào học tập, công việc. Thậm chí, có nhiều người phải nghỉ học, nghỉ làm… Tâm trạng bực bội, dễ cáu gắt, chất lượng sống suy giảm.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

Trường hợp kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng… Chị em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình mang thai.

  • Nguy cơ vô sinh - hiếm muộn:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến chị em khó tính ngày rụng trứng nên khả năng thụ thai suy giảm. Đặc biệt, nhiều trường hợp không có kinh nguyệt nên không có hiện tượng rụng trứng. Hậu quả là chị em đối mặt với tính trạng vô sinh.

  • Ảnh hưởng đến nhan sắc:

Mất cân bằng nội tiết tố kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến sắc đẹp nữ giới suy giảm. Cụ thể, chị em đối diện với tình trạng thiếu sức sống, mệt mỏi, người xanh xao, yếu ớt.

  • Gây thiếu máu:

Chị em gặp triệu chứng cường kinh kéo dài sẽ gây giảm hồng cầu, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Trở nên yếu ớt, dễ chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Cách điều trị kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, chị em nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định phương pháp phù hợp.

Dưới đây là một số cách chữa phổ biến:

Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà được áp dụng cho những trường hợp kinh nguyệt không đều sinh lý. Những phương pháp này đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên được nhiều chị em sử dụng.

Sử dụng cây ngải cứu

Ngải cứu được biết đến là một trong những bài thuốc dân gian có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó, phải kể đến công dụng trị kinh nguyệt không đều.

Với nguyên liệu này, chị em sử dụng như sau:

  • Trước ngày hành kinh từ 3 – 5 ngày, chị em sử dụng 5 – 10g bột ngải cứu, hoặc 1 – 4g cao ngải cứu để uống.
  • Trường hợp không mua được bột ngải cứu, có thể dùng 6 – 12g ngải cứu không để sắc hoặc hãm với nước sôi. Sử dụng hàng ngày để giúp điều hòa kinh nguyệt.

Hướng dẫn cách điều hòa kinh nguyệt bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, vị hơi chua và có mùi tanh nồng. Từ lâu, rau diếp cá được ưa chuộng vì có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, bổ gân cốt. Thông kinh mạch và chữa các bệnh viêm phổi, lở loét, táo bón…

Ngoài ra, diếp cá cũng là giải pháp điều hòa kinh nguyệt được nhiều chị em sử dụng. Một số cách điều trị chị em có thể tham khảo như:

  • Cách 1: Lấy rau diếp cá và lá ngải cứu theo lượng bằng nhau. Rửa sạch và giã lấy nước uống.
  • Cách 2: Xay lá diếp cá cùng một vài hạt muối và uống ngày 1 lần.
  • Cách 3: Dùng rau diếp cá luộc để ăn hàng ngày. Nếu được, chị em có thể ăn sống để mang đến hiệu quả tốt hơn.

Cách điều trị kinh nguyệt thất thường bằng cây ích mẫu

Theo Đông y, cây ích mẫu có vị cay đắng, tính hàn, có tác dụng khứ ứ, sinh tân, điều kinh tiêu thủy. Do đó, cây ích mẫu được sử dụng để điều trị cho chị em bị đau bụng ứ huyết và rối loạn kinh nguyệt.

Để chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cây ích mẫu, chị em dùng 10 – 30g cây ích mẫu. Sau đó, nấu, sắc hoặc hãm để dùng hàng ngày.

Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng cây ích mẫu để chữa rối loạn kinh nguyệt bằng những cách sau:

  • Cháo ích mẫu;
  • Đậu đen hầm ích mẫu;
  • Canh trứng gà ích mẫu;
  • Chè ích mẫu đại táo;
  • Chè ích mẫu.

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì – Cây dâm bụt

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Chị em có thể sử dụng cây dâm bụt.

Cây dâm bụt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng. Chữa bệnh quai bị, đau nhức chân tay, chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, chữa chàm mặt, kiết lỵ, hồi hộp khó ngủ, mụn nhọt.

Với chị em có kinh nguyệt không đều, có thể áp dụng một trong những cách sau để chữa trị.

  • Cách 1: Chuẩn bị rễ cây dâm bụt, lấy vỏ rễ khô sắc uống ngày uống hai lần. Mỗi ngày uống khoảng 30 gram rễ dâm bụt khô sắc và sử dụng trong 5 ngày. Nên uống trước kỳ nguyệt san khoảng 10 ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị 25 gram rễ cây dâm bụt và rau má, ích mẫu, hương phụ sắc uống lẫn như trên.

Điều trị kinh nguyệt không ra được bằng cách nào – Gừng tươi

Gừng có vị cay ấm, nóng, rất tốt để thông mạch, bổ phế. Do đó, sử dụng gừng có nhiều công dụng chữa bệnh như tăng huyết áp, chống say tàu xe. Ngoài ra, nhiều chị em còn sử dụng để điều hòa kinh nguyệt.

Nguyên nhân do khi sử dụng gừng, máu trong tử cung sẽ được lưu thông, hỗ trợ tuần hoàn máu, đẩy nhanh máu kinh thoát ra ngoài. Sử dụng gừng tươi còn giúp hạn chế các cơn co thắt ở tử cung, giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Với gừng, chị em có thể sử dụng trà gừng chung với 1 thìa mật ong hoặc đường mỗi ngày. Ngoài ra, chị em cũng có thể áp dụng một số cách sử dụng sau:

  • Đắp gừng tươi
  • Tắm với nước gừng tươi hay tinh dầu gừng
  • Ngậm gừng tươi
  • Chế biến các món ăn từ gừng

Điều trị kinh nguyệt không đều do bệnh lý

Một số bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Do đó, khi rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

  • Chữa rối loạn kinh nguyệt do đa nang buồng trứng:

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, thay vào đó bác sĩ sẽ điều trị theo triệu chứng.

Nếu bệnh gây vô sinh, bác sĩ sẽ điều trị vô sinh. Còn trường hợp gây rối loạn kinh nguyệt sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị.

rối loạn kinh nguyệt thì bác sĩ sẽ dùng thuốc để giảm các triệu chứng khó chịu.

  • Kinh nguyệt không đều do suy giáp:

Bệnh suy giám có thể gây biến chứng tử vong. Do đó, với bệnh lý này, bác sĩ sẽ dùng thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp hàng ngày với liều phù hợp.

  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung:

Các phương pháp điều trị u xơ bao gồm dùng thuốc, bóc tách u xơ, phẫu thuật. Trường hợp chị em không còn muốn sinh con, sẽ được tư vấn cắt bỏ tử cung để điều trị tận gốc.

  • Chữa kinh nguyệt không đều do viêm cổ tử cung:

Kinh nguyệt không đều do viêm cổ tử cung sẽ được dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt do lạc nội mạc tử cung:

Hiện nay, bệnh lý này cũng chưa có biện pháp điều chữa trị. Bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp giảm cơn đau thống kinh do bệnh gây ra.

Chữa kinh nguyệt không đều ở đâu tốt TPHCM?

Địa chỉ chữa kinh nguyệt không đều là tiêu chí quan trọng nhất. Giúp chị em có hiệu quả điều trị tốt, chi phí phù hợp. Vậy chữa kinh nguyệt không đều ở đâu tốt TPHCM?

Chị em có thể đến Đa khoa Quốc tế HCM, tọa lạc tại 221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM. Đây là cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện được Sở y tế cấp phép hoạt động.

Tại đây, các bác sĩ đã chữa trị thành công cho nhiều ca bệnh. Nếu kinh nguyệt không đều do rối loạn nội tiết tố, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc Đông – Tây kết hợp để chữa trị. Còn nếu nguyên nhân do bệnh lý thì vào từng bệnh mà có phác đồ phù hợp.

Đa khoa Quốc tế HCM hội tụ đầy đủ cơ sở khám chữa bệnh uy tín:

  • Được Sở y tế cấp phép hoạt động;
  • Bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm;
  • Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi;
  • Phương pháp chữa bệnh hiện đại;
  • Chi phí công khai;
  • Bảo mật thông tin;
  • Thời gian làm việc linh động từ 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần.

Tin mới cập nhật: Hiện nay Đa khoa Quốc tế HCM đang triển khai chương trình ưu đãi cho bệnh nhân đăng ký mã số khám ưu tiên. Người bệnh được miễn phí 100.000 đồng phí khám ban đầu. Được thăm khám ngay mà không phải chờ đợi lâu.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 035.842.7245.

Lưu ý: Chương trình ưu đãi chỉ áp dụng trong tháng này.

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về kinh nguyệt không đều. Nếu chị em đang gặp những phiền toái cho bệnh lý này gây ra. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Vũ Thị Thanh Dung

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CK II Sản Phụ khoa. Bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Dakhoaquocte221 là website chia sẻ những kiến thức y tế và sức khỏe thường gặp.  Những thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện làm theo nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguồn bài viết được tham khảo từ healthvn247 , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam