Chi tiết dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ qua các giai đoạn
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nặng nề ở nữ giới như khó thụ thau, gây mù lòa cho trẻ sơ sinh. Do đó, nhận biết dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ sẽ giúp người bệnh điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- TOP 10 Bệnh viện, phòng khám kham khoa tphcm uy tín và an toàn
- Bật mí: 26 Bệnh viện, phòng khám phụ khoa TPHCM tốt nhất
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai ở nữ là 1 bệnh lý xã hội do một loại xoắn khuẩn có là Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Xoắn khuẩn này thường lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác thông qua nhiều con đường. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến một số bộ phận khác như tim mạch, thần kinh, xương khớp... nguy cơ tử vong là khá nhiều.
Có người cho rằng, những trường hợp bị cùi mô tả trong Thánh kinh thật ra là những trường hợp giang mai. Ở Trung Quốc những tài liệu xưa cũng đã mô tả những triệu chứng phù hợp với bệnh giang mai.
Tuy nhiên, một công bố gần đây (2011) so sánh các xương cũ nghi là bị giang mai trước thời Columbus khám phá Châu Mỹ (pre columbian) với các bộ xương người Da Đỏ ở Châu Mỹ. Không có bằng chứng nào cho thấy giang mai hiện hữu ở Châu Âu trước khi Columbus qua Mỹ.
"Thuyết tiền-Columbus" cho rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Một số học giả ở thế kỷ 18 và 19 tin rằng các triệu chứng của giang mai đã được mô tả bởi Hippocrates y thư Hy Lạp cổ ở dạng thứ ba của bệnh hoa liễu.
Một số người khác thì nghi ngờ việc phát hiện ra bệnh giang mai vào thời kỳ tiền Columbus. Tại một tu viện dòng Augustinian ở thế kỷ 13-14 ở một cảng phía Đông Bắc nước Anh thuộc thành phố Kingston upon Hull. Việc xuất hiện liên tục các thủy thủ đến từ những nơi xa xôi được cho là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bệnh giang mai.
>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai
Do quan hệ tình dục không an toàn với đối tác mang bệnh
Bởi giang mai là một bệnh xã hội nên con đường lây truyền bệnh nhanh và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn ( bao cao su), quan hệ với nhiều người (trong đó có người mắc bệnh), quan hệ bằng miệng, thủ dâm,… đều có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai.
Xem thêm: Chữa giang mai ở đâu tốt nhất - 8 Địa chỉ chữa giang mai uy tín, an toàn
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi. Thông qua nhau thai hoặc khi trẻ đi qua đường âm đạo của người mẹ (mầm bệnh có trong dịch nhày ở âm đạo người mẹ), khiến cho nhiều chị em bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh
Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy, nếu bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như khăn tắm, đồ lót hoặc bồn cầu, bàn chải đánh răng có chứa dịch nhầy, máu, mủ mang mầm bệnh thì xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua các niêm mạc da bị xây xước để vào cơ thể của bạn.
Lây qua đường máu
Vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh
Cũng là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này,tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.
>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ
Sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ 3 – 90 ngày, trên cơ thể của người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Giang mai phát triển qua 3 giai đoạn chính, từng giai đoạn của bệnh lại có những biểu hiện cũng như dấu hiệu nhận biết rất khác nhau, cụ thể như sau:
Bệnh giang mai có 4 giai đoạn phát triển chính, trong đó thì giai đoạn đầu được xem là nhẹ nhất và cũng dễ chữa nhất.
Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới qua các giai đoạn bao gồm:
Giang mai giai đoạn 1
Sau thời gian ủ bệnh ba đến bốn tuần kể từ khi lây nhiễm xuất hiện một vết trượt loét trên da. Vết trượt có hình dạng hơi tròn, màu hồng,không có mủ, không đau và có kích thước bằng hạt nhãn, đôi khi chỉ bằng hạt đỗxanh. Vết trượt được gọi là "săng".
Do săng đặc cứng bên trong nên khi sờ vào có cảm giác trơn tuột. Ở nữ giới săng xuất hiện ở quanh bộ phận sinh dục, vú, miệng, môi, ngón tay, cổ họng, lưỡi. Đôi khi săng nằm rất sâu trong âm đạo hoặc cổ tử cung nên rất khó phát hiện.
Một dấu hiệu khác của bệnh là sau khi săng xuất hiện khoảng bảy đến mười ngày các hạch ở gần khu vực săng xuất hiện sưng lên, thường là sưng các hạch bẹn, nách và cổ.
Sau đó, săng sẽ tự biến mất trong vòng một đến năm tuần nhưng hạch vẫn còn sưng vài tháng sau nữa mới hết. Thời kỳ này rất dễ lây truyền vì vết loét (săng) nhung nhúc xoắn khuẩn giang mai.
>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<
Giang mai giai đoạn 2
Khi đến giai đoạn 2, bệnh sẽ làm xuất hiện các vết ban màu hồng đỏ tại nhiều vị trí trên cơ thể, không bị nổi lên trên bề mặt da, không bong vảy, khi ấn vào sẽ tự lặn đi. Các vết ban này thường xuất hiện tại ngực, các chi, lòng bàn tay, bụng.
Xoắn khuẩn tiếp tục xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu và chỉ sau vài tháng chúng đã lan tràn ra khắp cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của giai đoạn này là sự xuất hiện vô số các nốt ban đỏ trên khắp bề mặt da của cơ thể.
Ban đỏ tập trung nhiều ở bẹn, hai bên sườn, lưng, bụng, lòng bàn tay, bàn chân. Các nốt ban này không ngứa, không đau, nhiều khi dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng phát ban do dị ứng ngoài da.
Cổ họng của người bệnh thường rất đỏ nhưng không đau, giọng nói trở nên khàn hơn. Bộ phận sinh dục, đặc biệt là bộ phận sinh dục nữ ẩm ướt hơn các vùng khác trên cơ thể nên các nốt ban có thể liên kiết tạo thành mảng trông giống như bề mặt của cái súp lơ.
Bề mặt của các mảng đó có thể bị loét ra và chứa đầy xoắn khuẩn giang mai. Một triệu chứng khác của giang mai thời kỳ này là rụng tóc.Tóc có thể rụng từng đám hoặc rụng từng nhúm nhỏ, do vậy phần tóc còn lại trên đầu trông giống như bị gặm nham nhở.
Các khớp xương do bị xoắn khuẩn tấn công nên bị sưng và đau.Trong giai đoạn hai này, giang mai rất dễ lây truyền sang người khác, chỉ cần đụng chạm, tiếp xúc với vùng nổi sần đỏ cũng có thể bị lây bệnh.
Người bị bệnh giang mai có thể truyền xoắn khuẩn giang mai sang cho người khác từ mọi bộ phận cơ thể chứ không nhất thiết phải qua đường quan hệ tình dục.
Xem thêm: 8 Thông tin quan trọng về phòng khám bác sỹ Hà Văn Hương
Giang mai giai đoạn 3 - Giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn giang mai không triệu chứng nghĩa là bệnh không thể hiện triệu chứng ra bên ngoài. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh giang mai vẫn đang tiến triển.
Xoắn khuẩn giang mai chuyển hướng tấn công vào bên trong cơ chể gây tổn thương ở não, tuỷ sống, tim, mạch máu, xương và các nội quan khác.
Giai đoạn 4
Xuất hiện muộn, thường sau giai đoạn 1 khoảng từ 3 đến 15 năm. Có 3 hình thức biểu hiện chính của bệnh ở thời kỳ này là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.
Thông qua các dấu hiệu giang mai ở à nữ kể trên có thể thấy được giang mai là 1 trong những căn bệnh gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nếu thấy trên cơ thể xuất hiện các nốt giống với hình ảnh người bị bệnh giang mai trên đây. Các bạn cần nhanh chóng đi thăm khám tại các phòng khám uy tín. Bởi bệnh giang mai càng chữa trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Khi đó, bệnh không những được chữa khỏi mà các bạn còn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh giang mai giai đoạn muộn gây ra.
>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<
Xét nghiệm bệnh giang mai
Để biết được bản thân có mắc bệnh giang mai hay không, bạn có thể dựa vào những triệu chứng mình mắc phải cũng như thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện uy tín.
Xét nghiệm khi không có biểu hiện trong giai đoạn sớm: Chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà Xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo. Cách chẩn đoán tương đối chính xác là soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai (chancre), dịch âm đạo ở phụ nữ, dịch niệu đạo ở nam giới để tìm xoắn khuẩn giang mai .
Xét nghiệm RPR có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai. Việc xét nghiệm RPR (rapid plassma reagin) là xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu thường được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh giang mai. Do lây nhiễm qua đường tình dục thực hiện lại nên được tiến hành vào tháng thứ 3, thứ 6 và thứ 12 sau khi hoàn thành việc điều trị.
Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai. Bởi vậy, xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng chính xác. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín có thể cho kết quả RPR(-). Xét nghiệm RPR này tương tự xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm TPHA dùng để xác định có nhiễm bệnh Giang Mai hay không sau khi có kết quả RPR(+). Nếu TPHA (+) thì khả năng bị giang mai là rất cao. Nếu không có hành vi nguy cơ nào (quan hệ tình dục dùng bao cao su, chưa quan hệ) nhưng xét nghiệm TPHA (+), thì nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody - Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.
Xét nghiệm RPR cũng được dùng để theo dõi trong quá trình điều trị giang mai. Lượng kháng thể trong xét nghiệm RPR sẽ giảm xuống khi việc điều trị có được hiệu quả tốt. Nếu lượng kháng thể gia tăng hay không giảm xuống thì có nghĩa là việc điều trị không mang lại hiệu quả hoặc nhiễm trùng dai dẳng.
Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải làm xét nghiệm kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).
Có những trường hợp kết quả xét nghiệm là giả dương tính. Trong một vài trường hợp bệnh do miễn dịch, ung thư, hay do tuổi tác, có thể biểu hiện kết quả xét nghiệm là giả dương tính. Hoặc trường hợp do trạng thái sinh lý, hoặc thai phụ... Trường hợp này nên được chẩn đoán thận trọng, tham khảo thêm tư vấn bác sỹ.
Người bệnh phải theo dõi động thái diễn biến bệnh. Trong thời gian mang thai. Mỗi tháng làm xét nghiệm một lần. Nếu 2 lần xét nghiệm ban đầu là dương tính, 2 tháng sau xét nghiệm đổi thành nghi dương tính, kiểm tra xét nghiệm lần cuối là âm tính thì có thể kết luận là âm tính.
Đối với đứa trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh giang mai: Nếu kháng thể trẻ sơ sinh truyền từ người mẹ, nhưng không phải lây nhiễm. Thì kết quả RPR trong cơ thể đứa bé là dương tính cũng chưa chắc có thể chẩn đoán đứa bé nhiễm virus giang mai. Nếu trường hợp trẻ có chỉ số RPR cao hơn mẹ, thậm chí cao hơn 4 lần, có thể chẩn đoán trẻ nhiễm virus Giang mai, lúc này có chỉ định điều trị.
>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<
Bệnh giang mai khi mang thai
Giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm và gây những biến chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy các người mẹ có dấu hiệu của bệnh giang mai cần phải được điều trị trước khi có con để tránh ảnh hưởng đến đứa trẻ khi được sinh ra.
Nghiên cứu của CDC cho thấy trong số 458 bà mẹ của những trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai trong năm 2014. Có 100 người không khám thai trước khi sinh, và 44 người không nhận được thông tin về căn bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo tất cả bà mẹ mang thai nên đi xét nghiệm giang mai ở lần khám thai đầu tiên. Và một lần nữa trong ba tháng cuối thai kỳ để có thể được điều trị đúng cách ở giai đoạn sớm nếu dương tính với bệnh.
Nếu người thiếu nữ có thai và dấu diếm gia đình không được theo dõi kỹ lưỡng lúc có bầu. Nếu mang bệnh giang mai bệnh có thể sẽ không được phát hiện hoặc được phát hiện quá trễ lúc gần sanh làm cho em bé không được trị liệu kịp thời và mang những triệu chứng giang mai lúc chào đời.
Sự lây truyền này không xảy ra trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà chỉ xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian nhau thai cho phép máu của người mẹ dễ dàng trao đổi với máu của thai nhi. Chính nhờ đó mà xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu rốn rồi gây bệnh.
Đặc biệt thường trong 6 tháng đầu sơ sinh của trẻ bị nhiễm bệnh có thể gặp chứng viêm xương và sụn ở các xương dài. Với những triệu chứng như: xương to, đau các đầu xương, làm trở ngại vận động các chi. Hay viêm xương sụn giả liệt Parrot với triệu chứng đau ở đầu xương dài về đêm do đầu xương rời khỏi thân xương dẫn đến liệt. Khi trẻ được 2 tuổi có thể xuất hiện chứng viêm xương và màng xương ở các đốt ngón tay, ngón chân.
Nếu trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn, thường xuất hiện lúc trẻ 3-5 tuổi. Với biểu hiện viêm mống mắt kẽ hoặc xuất hiện lúc dậy thì. Bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên mắt, về sau là cả hai bên và có thể dẫn đến mù lòa.
Do những lý do đã nêu trên, tất cả những người mẹ mang thai đều phải được thực hiện việc xét nghiệm máu ít nhất là 3 lần trong thời kỳ thai nghén. Đây là vấn đề rất quan trọng để phòng tránh cho trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ và cả giống nòi.
Xem thêm: 5 Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị mụn rộp sinh dục tại HCM có đắt không?
Điều trị giang mai ở đâu tốt?
Với sự phát triển của y học hiện nay thì bệnh giang mai có thể hoàn toàn chữa khỏi hẳn. Nếu người bệnh sớm phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh giang mai và đi điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Nếu kết quả chuẩn đoán bạn bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì bạn cần phải bình tĩnh và tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn gây bệnh. Liều lượng uống hoặc tiêm thuốc còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
Do vậy người bệnh không được tự ý mua thuốc hay sử dụng đơn thuốc của người khác để tự chữa trị cho mình.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa quốc tế đã và đang áp dụng phương pháp điều trị cân bằng hệ miễn dịch DNA để chữa trị bệnh giang mai. Phương pháp này được thực hiện qua 4 bước chính đó là:
- Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai.
- Khống chế sự phát triền của vi khuẩn gây bệnh.
- Tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin chi tiết về dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ đã giúp người bệnh nắm chắc kiến thức về bệnh giang mai. Nếu chị em đang có những dấu hiệu của bệnh giang mai thì hãy đến phòng khám Đa khoa quốc tế, Quận 1 để được các chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và chữa trị, tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mọi thắc mắc xin liên hệ: (028) 392 57 111- 038 558 1111.